Lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên giúp dân chống đỡ triều cường xâm thực. Ảnh; TRÌNH KẾ. Số người
chết đã tăng lên 25 người so với báo cáo trước đó, còn số người mất tích đã
tăng lên 11 người. Cụ thể, Khánh Hòa có 27 người chết, Quảng Nam 10 người,
Thừa Thiên – Huế sáu người, Quảng Ngãi và Bình Định đều có 5 năm người chết,
Lâm Đồng ba người, các tỉnh Phú Yên, Kon Tum, Đác Lắc có một người chết, và
10 người do sự cố tàu vận tải.
Ngoài 29
người mất tích ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cơn lũ miền trung đã
làm 10 người mất tích ở Quảng Nam và một người mất tích ở Quảng Trị.
Bão, lũ
đã làm 1.484 nhà bị sập, 119.222 nhà tốc mái, hư hỏng. Có
Hướng
triển khai những công việc tiếp theo, Ban chỉ đạo TƯ về PCTT đề nghị thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các Bộ,
ngành và địa phương về công tác khắc phục hậu quả bão số 12. Kiên quyết sơ
tán di dân tại các vùng thấp trũng ven sông, vùng có nguy cơ ngập sâu, chia
cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn.
Tập trung
lực lượng, phương tiện để cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích;
khẩn trương khắc phục các sự cố đối với hệ thống lưới điện, giao thông. Tiếp
tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ để chủ động triển khai các phương án
ứng phó với mưa lũ lớn kéo dài trên diện rộng.
Tổng hợp,
đánh giá thiệt hại; vệ sinh môi trường tránh phát sinh dịch bệnh; rà soát để
kịp thời hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu nhất là tại các khu vực bị thiệt
hại nặng nề, các khu vực bị chia cắt, kiên quyết không để hộ dân nào bị đói,
rét, thiếu nước uống.
Ngoài ra,
cần vận hành các hồ chứa phù hợp quy trình đảm bảo an toàn cho công trình,
hạn chế ngập lụt cho hạ du, đặc biệt, tại lưu vực sông Hương, Vu Gia-Thu Bồn
nơi đang diễn ra các hoạt động của hội nghị cấp cao APEC; bố trí lực lượng
trực canh tại các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước. Triển khai
phương án bảo đảm an toàn hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn
cấp.
|