Tiền lương quá thấp trong khi tham nhũng, lãng phí khiến ngân sách oằn mình, giật chỗ nọ "vá” chỗ kia.


Lương của một cô giáo mầm non nghỉ hưu sau 37 năm cống hiến chỉ được 1,3 triệu đồng. Nghỉ hưu rồi cô vẫn phải làm thuê kiếm sống. Trường hợp của cô không phải là cá biệt, bởi lương của rất nhiều giáo viên, công chức, viên chức hiện nay cũng rất thấp, không tạo động lực cho sự sáng tạo, cống hiến, thúc đẩy xã hội phát triển.

Thế nhưng, cũng là cán bộ, công chức nhiều người lại giàu có quá mức bình thường, khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi nghi vấn. Cũng đi làm cho nhà nước, hưởng lương theo ngạch bậc mà nhiều người có tiền xây biệt phủ, mua nhà ở nước ngoài…


Nhiều cán bộ công chức giàu bất thường.

Phải thừa nhận rằng, rất nhiều người làm trong cơ quan Nhà nước chỉ có đồng lương. Nhưng có người chỉ coi cơ quan Nhà nước là bàn đạp kiếm tiền. Cái khoản kiếm thêm ấy hơn vạn lần tiền lương.

Ai cũng hiểu, thiên tai lụt lội đang xảy ra ở dải đất miền Trung có một phần nguyên nhân rất lớn từ việc phá rừng. Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nói rằng, phải có cán bộ Nhà nước "bảo kê” thì mới phá rừng tràn lan như thế. Tham nhũng là ở đó chứ đâu xa.

Rồi cũng chính đại biểu Quốc hội thẳng thắn nói rằng, nhiều quan chức có "bồ nhí, vợ bé” để tẩu tán tài sản. Đó là tham nhũng.

Nhiều người lợi dụng vị trí, chức vụ của mình để lôi kéo, tuyển dụng người thân vào bộ máy Nhà nước. Nhiều người trong số đó năng lực không có nhưng có thừa thủ đoạn để hành dân, hành doanh nghiệp, kiếm lợi cho bản thân. Khi mà bộ máy quá cồng kềnh, ngân sách không thể gánh nổi thì lương thấp, lương thấp thì những kẻ thi hành công vụ lại kiếm cớ hành doanh nghiệp, kiếm chác cho bản thân. Cái vòng luẩn quẩn ấy nếu không giải quyết được gốc rễ là vấn đề con người thì sẽ mãi ỳ trệ, đất nước không thể cất nổi mình.

Đất nước ta nghèo không phải vì chúng ta không có tiền. Mà nguyên do là chúng ta quản lý đồng tiền còn yếu kém, để những kẻ cơ hội lợi dụng kẽ hở tư túi cá nhân. Thế nên mới có chuyện, một số cán bộ rất giàu nhưng đất nước lại nghèo.

Những năm qua, nhà nước phải đau đầu cân đối nguồn tiền để tăng lương cho người lao động mà khó quá. Nếu quản lý tốt ngân sách Nhà nước, không để thất thoát trong đầu tư, không có những đại án nghìn tỷ…thì chắc chắn không thiếu tiền cho việc tăng lương.

Tham nhũng huỷ hoại đạo đức xã hội, tạo sự bất bình đẳng vô cùng lớn, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc chống tham nhũng nhưng cách nào để phòng, chống tệ nạn này một cách hiệu quả nhất? Quốc hội bàn, người dân cũng tham gia hiến kế. Xem ra nếu làm tốt hai chữ "minh bạch” thì tham nhũng sẽ bị đẩy lùi. Khi mọi vấn đề từ kê khai tài sản, phát hiện và xử lý tham nhũng còn chưa tới nơi tới chốn thì còn thiếu minh bạch. Và khi đó, khả năng để tăng lương cho những người cống hiến, làm việc thực sự vẫn còn rất nan giải./.

TheoVOV.VN

Các tin khác


Đã có tới 69 người chết và 30 người mất tích sau bão số 12

Theo báo cáo nhanh ngày 7-11 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, đã có 69 người chết và 30 người mất tích ở các tỉnh miền trung và Tây Nguyên trong bão số 12 và cơn lũ lịch sử.

Bộ CHQS tỉnh: Trao 70 triệu đồng hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 07/11, tại Uỷ Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức trao tiền hỗ trợ cho đồng bào chịu ảnh hưởng đợt mưa lũ vừa qua xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Thủy, Kỳ Sơn quyết liệt hành động, tạo được hiệu quả cao

(HBĐT) - Thực hiện "Tháng hành động về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh” đã tạo được chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT đường bộ trên địa bàn. Mặc dù vậy vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, công tác giải tỏa hành lang, xử lý các vi phạm mới chỉ tập trung ở khu vực đô thị. Để duy trì phong trào đạt được hiệu quả, thời gian tới cần quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra, xử lý các vi phạm về TTATGT gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm người đứng đầu trong xử lý, giải tỏa, cưỡng chế các vi phạm lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ.

Phúc Sạn (Mai Châu) Gồng mình chống chọi với thiên tai

(HBĐT) - "Cứ mưa là sạt, là lở đất, chúng tôi luôn tạo cho mình thế chủ động, gồng mình để ứng phó với thiên tai, nhưng sức người có hạn”… ông Đinh Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Phúc Sạn(Mai Châu) bỏ lửng câu nói khi thoáng thấy người nhà nạn nhân vụ sạt lở đất, sập nhà do mưa lớn kéo dài từ ngày 9-12/10 vừa qua.

Chương trình "Vinaphone kết nối yêu thương" ra quân tình nguyện mùa Đông năm 2017

(HBĐT) - Vừa qua, tại xã Tự Do(huyện Lạc Sơn), Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Hòa Bình, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình "Vinaphone kết nối yêu thương" ra quân tình nguyện mùa Đông năm 2017. 

Đã có 44 người chết, 19 người mất tích trong bão, lũ miền Trung

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai (PCTT), đến ngày 5-11, đã có 44 người chết, tăng thêm 17 người, 19 người mất tích, giảm ba người so với ngày hôm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục