(HBĐT) - Năm 2017, tỷ lệ nợ đọng BHXH trong tỉnh giảm còn 2,57%. Đây là năm có tỷ lệ nợ thấp nhất từ năm 2011 đến nay và thấp hơn tỷ lệ chung của toàn ngành. Đây là nỗ lực lớn của ngành trong thực hiện xử lý nợ đọng BHXH.


Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh tăng cường công tác giám sát, quản lý nợ tại các doanh nghiệp.

Tính đến cuối năm 2017, số người tham gia BHXH trên địa bàn toàn tỉnh trên 72 nghìn người, trong đó, hơn 1.500 người tham gia BHXH tự nguyện. Số thu BHXH, BHYT, BHTN gần 1.655 tỷ đồng, đạt 105,9% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Qua đánh giá hầu hết đối tượng nợ BHXH là các doanh nghiệp việc thu hồi nợ hết sức khó khăn. Lý do nợ đơn vị sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, nhất là những doanh nghiệp thay đổi người, chủ quản lý rất khó theo dõi, đôn đốc đến nợ kéo dài. Nhiều chủ sử dụng lao động nêu các lý do khó khăn và số nợ từ trước để lại không thực hiện nộp dẫn đến số nợ, lãi kéo dài, có những doanh nghiệp cán bộ của Phòng Quản lý thu đi đến doanh nghiệp nhiều lần không thực hiện được việc đối chiếu. Có đơn vị cán bộ của ngành BHXH đã đối chiếu số nợ nhưng chủ doanh nghiệp nêu nhiều lý do để không ký biên bản dẫn đến việc thực hiện các bước xử lý, giải quyết tiếp theo gặp không ít khó khăn.

ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Phòng Quản lý thu (BHXH tỉnh) cho biết: Trong năm 2017, công tác thu, giảm nợ được Ban Giám đốc BHXH tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo và phân công cho từng cán bộ theo dõi, đôn đốc. Phòng Quản lý thu đã chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu Ban Giám đốc chỉ đạo triển khai các chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện kế hoạch thu, thu nợ và phát triển đối tượng được giao. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh và việc hiện đóng nộp của đơn vị đề đưa ra các giải pháp trong quá trình thực hiện thu nợ, phối hợp với Phòng Khai thác – Thu nợ, Phòng Thanh tra, kiểm tra để có kế hoạch thực hiện. Trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH, đoàn liên ngành đã truyền đạt, phổ biến những nội dung chính sách mới liên quan BHXH; yêu cầu chủ doanh nghiệp ký cam kết về lộ trình trả nợ BHXH. BHXH tỉnh đã lập danh sách những doanh nghiệp nợ đọng, lập hồ sơ chuyển sang LĐLĐ tỉnh để khởi kiện nếu doanh nghiệp cố tình chây ỳ, trốn BHXH. Ngoài ra, Phòng đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của các Sở: LĐ-TB&XH, Tài chính, GD&ĐT tham mưu cho lãnh đạo ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về việc cấp thẻ cho nhóm đối tượng được NSNN đóng, hỗ trợ mua thẻ BHYT, BHYT học sinh, sinh viên; tổ chức thực hiện triển khai Luật BHXH, Luật BHYT trên địa bàn và quyết toán kinh phí NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo…. BHYT học sinh, sinh viên theo Quyết định số 42/QĐ-UBND tỉnh kịp thời đúng quy định.

Thực hiện việc thu BHXH, BHYT, BHTN đối với các sở, ban, ngành và đơn vị, doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong các khu công nghiệp. Hướng dẫn BHXH các huyện, thành phố tổ chức thu BHXH, BHYT tại địa bàn huyện và các đơn vị được BHXH tỉnh phân cấp.

Để tăng cường quản lý nợ BHXH, trong thời gian tới, ngành BHXH tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các đơn vị, đẩy mạnh công tác thu, giảm tỷ lệ nợ đọng. Cơ quan BHXH địa phương bám sát doanh nghiệp để vận động, tuyên truyền và theo dõi phát sinh nợ đọng mới. Đối với những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài đã ký cam kết không thực hiện trả nợ theo lộ trình, BHXH tỉnh gửi hồ sơ sang LĐLĐ tỉnh khởi kiện ra toà, đồng thời gửi cơ quan chức năng của tỉnh để có biện pháp xử lý.

Việt Lâm


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục