(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh tiếp tục củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động 2.089 tổ hòa giải với 11.708 hòa giải viên. Một số khu dân cư có 2 tổ hòa giải, mỗi tổ có từ 3 - 5 tổ viên, có nơi 5 - 7 tổ viên là những người có uy tín được người dân tin cậy, tín nhiệm.


Các thành viên tổ hòa giải xóm 11, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) trao đổi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

 

Hàng năm, 100% vụ việc mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp nhỏ phát sinh trong cộng đồng dân cư đều được tổ hòa giải phát hiện và hòa giải kịp thời, trong đó, tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 80 - 90%. Năm 2017, các tổ hòa giải đã tham gia hòa giải 625 vụ việc, trong đó, hoà giải thành 576 vụ việc, đạt tỷ lệ 92%.

Đồng chí Bùi Thị Thảo, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Tân Lạc cho biết: Trong công việc, các hoà giải viên vừa áp dụng quy định pháp luật, vừa dùng phương pháp phân tích, thuyết phục để tư vấn cho các đương sự khi có tranh chấp, hướng họ giải quyết vấn đề bằng tình cảm. Cùng với việc vận động, thuyết phục đồng thời thông tin, tuyên truyền những quy định cụ thể của pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực đang có tranh chấp, mâu thuẫn, tạo hiệu quả thiết thực trong tuyên truyền pháp luật. Việc làm tốt công tác hoà giải góp phần tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống. Hiện trên địa bàn huyện có 239 tổ hòa giải với 1.587 hòa giải viên. Năm 2017, các tổ hòa giải tiếp nhận hòa giải 63 vụ việc, đã hòa giải thành 54 vụ việc, đạt 85,7%.

Tạo điều kiện phát huy vai trò của tổ hòa giải, nâng cao chất lượng hòa giải, các địa phương, đơn vị quan tâm bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hoà giải cho các hòa giải viên về các lĩnh vực như: Hôn nhân - gia đình, đất đai, giao thông đường bộ, bạo lực gia đình, bình đẳng giới... Năm 2017, Phòng Tư pháp huyện Tân Lạc phối hợp với UBND các xã: Địch Giáo, Quy Hậu, Trung Hòa, Tuân Lộ, Do Nhân, Quy Mỹ, Tử Nê, Mãn Đức… tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho các hòa giải viên. Huyện Lạc Thủy tổ chức được 3 lớp tập huấn với sự tham gia của 221 người, 6 hội nghị phổ biến Luật Hòa giải cơ sở và các kỹ năng khi thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở lồng ghép với trợ giúp pháp lý với 336 người tham dự…

Bên cạnh đó, hàng năm, các tổ hòa giải thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Việc tổ chức bầu chọn đội ngũ hòa giải viên đảm bảo dân chủ, đa dạng về thành phần, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa bàn. Những người được bầu chọn có phẩm chất đạo đức tốt, uy tín, gần gũi, hiểu biết về cộng đồng dân cư cũng như khả năng thuyết phục, vận động nhân dân. Từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.

Giải quyết vướng mắc của những người xung quanh bằng cái tâm và lòng nhiệt tình, coi hạnh phúc của mọi người là hạnh phúc của mình, những hòa giải viên cơ sở thực sự trở thành "nhịp cầu, sợi dây” thắt chặt tình yêu thương để mỗi ngôi nhà thực sự là một mái ấm, mỗi cụm dân cư là một khối đoàn kết cùng xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn.

Thực tế cho thấy, ở đâu làm tốt công tác hòa giải thì ở đó an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và phát huy. Phía sau những thành quả đó là cống hiến thầm lặng của mỗi hòa giải viên. Không kể bất cứ thời gian nào, dù là ngày hay đêm, khi xóm dưới, làng trên có chuyện xảy ra, họ lại có mặt, kiên trì hóa giải mâu thuẫn, kết nối yêu thương và đưa pháp luật gần hơn với nhân dân.

Bài, ảnh: Hà Thu


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục