(HBĐT) - Đã bao cái Tết đi qua nhưng người dân ở xóm núi Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc) chưa từng một lần được đón Tết dưới ánh điện lưới quốc gia. Một cái Tết nữa đang gõ cửa từng ngày, bà con xóm núi mong lắm sự quan tâm của cơ quan chức năng, sớm đóng điện để thỏa niềm mong ước bấy lâu nay.


Đường dây điện đã kéo đến tất cả các hộ trong xóm, bà con xóm núi Thung Vòng mong muốn ngành chức năng đóng điện trước Tết Nguyên đán.

Con đường dốc khúc khuỷu về Thung Vòng vốn đã trắc trở nay càng thêm gian khó hơn vì mưa, sương lạnh. Mưa, rét nên xóm đìu hiu với những mái nhà sàn nằm rải rác trên các triền núi. Kể từ tháng 9/2016 đến nay, sau khi công trình thủy điện STREAM được đầu tư trên 5 tỷ đồng cho xóm bị hỏng, người dân Thung Vòng lại trở về cảnh đèn dầu leo lét. Mặc dù chỉ có 13 hộ nhưng Thung Vòng chia thành 3 KDC, nằm xa nhau. Cùng Trưởng xóm Bùi Văn Dùng, chúng tôi đi bộ theo con đường trắc trở vào khu Tam Vàng. Đây là khu có duy nhất 2 hộ dân sinh sống, đó là hộ ông Bùi Văn Thể và hộ ông Bùi Văn Tuần.

Địa điểm hai hộ lựa chọn để sinh sống khá bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào, đất đai, vườn tược rộng, chỉ có điều, sau nửa tháng được hưởng lợi từ công trình thủy điện tiền tỷ, họ lại quay trở về cảnh đèn dầu. Gia đình anh Thế có hai con nhỏ đang học lớp 2 và lớp 4. Hằng ngày, dù mùa đông hay bất kể mùa nào trong năm, các cháu cũng phải thức dậy từ lúc tờ mờ sáng để vượt quãng đường dài 4 km đến trường. Để các con có ánh sáng học bài, anh Thế phải ghép các cục pin tích điện, thắp sáng đèn LED.

Anh Thế chia sẻ: "ở khu ngoài, có một vài hộ còn làm máy phát điện mi ni ở suối, còn trong này nước nhỏ không làm được. Khi công trình thủy điện được xây dựng, đường dây điện kéo đến tận nhà, gia đình tôi phấn khởi lắm. Tiếc là công trình bị hỏng, mãi chưa khắc phục được. Cuối năm ngoái, Nhà nước kéo điện từ dưới trung tâm xã lên và nối vào đường dây của công trình thủy điện. Sau vài lần đóng điện kỹ thuật, điện đã ổn định nhưng vì còn vướng mắc nên đến giờ, Tết đã cận kề mà chưa thấy đóng điện cho dân”.

Trưởng xóm Bùi Văn Dùng lý giải: "Việc đóng điện kỹ thuật đã đảm bảo cả 13 hộ dân trong xóm có điện. Sau khi đóng điện kỹ thuật, do còn vướng mắc về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng hành lang an toàn cho đường dây điện nên ngành chức năng vẫn chưa đóng điện cho dân. Tuy nhiên, đến nay, các hộ thuộc diện phải đền bù đều nhất trí để cơ quan chức năng tiến hành giải phóng mặt bằng và kịp thời đóng điện cho bà con trước Tết”.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Do Nhân cho biết: Sau khi công trình thủy điện STREAM Thung Vòng xảy ra sự cố, không còn khắc phục được, ngành điện đã kéo đường dây từ trạm hạ thế xóm Khi lên Thung Vòng. Tháng 10/2017, đường dây này đã được đấu nối với đường dây của công trình thủy điện và đóng điện kỹ thuật thành công. Còn về vấn đề giải phóng mặt bằng, ngành điện đã 2 lần về kiểm đến. Về phía các hộ dân có tài sản phải đền bù, bà con đã đồng ý để ngành điện giải phóng mặt bằng trước, còn việc đền bù có thể thực hiện sau Tết.

Như vậy, theo ý kiến của chính quyền và người dân xã Do Nhân, điều vướng mắc khiến điện chưa thể về Thung Vòng trong thời gian qua đến nay đã được tháo gỡ. Bà con của xóm núi thuộc 1/36 xóm đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh này đang mong lắm sự quan tâm kịp thời của ngành chức năng để họ lần đầu tiên được đón Tết dưới ánh điện lưới quốc gia.

Viết Đào

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục