(HBĐT) - Năm nay, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đón Tết trong tiết trời ấm áp. Cũng chính vì vậy mà ngay sau Tết Nguyên đán, trong khoảng từ mồng 5 âm lịch trở ra, nhịp độ cuộc sống sớm trở lại bình thường. Thị trường sau Tết cũng diễn ra tương tự.

 


Thị trường hàng hóa tại chợ dân sinh Nghĩa Phương – thành phố Hòa Bình phong phú, ổn định và đi vào nề nếp ngay sau Tết Nguyên đán.

 

Điểm khác so với các năm trước là các chợ dân sinh được họp từ rất sớm. Trừ các chợ phiên thì hầu hết các chợ đều họp từ ngày mồng 2 Tết, không khí mua bán những ngày đầu năm mới đã bắt đầu tấp nập. Việc cung ứng hàng hóa tập trung vào một số loại thực phẩm tươi sống, rau xanh, hoa quả tươi… Theo chị Đinh Thị Thanh Ngân ở tổ 5, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình), nắm bắt diễn biến thời tiết dịp Tết ấm nên thay vì chất đầy thực phẩm và lo việc bảo quản thức ăn như mọi năm, gia đình chị không chuẩn bị gì nhiều, mồng 2 Tết thư thả đi chợ mua sắm cho đảm bảo tươi ngon mà giá cả cũng chỉ tương đương thời điểm cận Tết.

 

Cũng với thời tiết ấm so với các năm, rau, đậu các loại phát triển tốt, bà con nông dân không ngại việc ra ruộng, vườn thu hái, cắt bán rau xanh. Do vậy, thị trường rau xanh – một trong những hàng hóa có sức tiêu thụ khá cao dịp sau Tết được cung ứng dồi dào, đồng thời giá cả tương đối dễ chịu chứ không tăng gấp vài ba lần như thường thấy. Anh Bùi Văn Cường ở tổ 16, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) cho biết: Mồng 3, mồng 4 Tết là tôi đã đi chợ thường xuyên rồi. Chủ yếu mua cá, mua gà. Các thực phẩm này về giá cũng sêm sêm trước Tết, tầm trên, dưới 200.000 đồng/kg đối với gà, bình quân 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg đối với cá. Đặc biệt, các loại rau xanh bày bán khá nhiều chứ không khan hiếm, giá nhỉnh hơn ngày thường không đáng kể, chẳng hạn như rau cải có năm tôi phải mua 12.000 đồng/bó nhưng giá hiện nay 5.000 đồng – 6.000 đồng.

 

Theo ghi nhận của chúng tôi, kể từ mồng 5 Tết trở đi, hoạt động tại các chợ đã trở lại nề nếp, quy củ, không còn cảnh bày bán la liệt, họp chợ tràn ra ngoài lề đường như trước đó mà tập trung ở phía trong chợ. Ngoài thực phẩm tươi sống, rau xanh, mặt hàng bán chạy trong thời điểm này còn có các loại tranh, bộ đồ mừng thọ, hoa, quả tươi và một số đồ lễ khác… Từ ngày mồng 6, hầu hết các đại lý, ki ốt đã mở hàng đầu năm khiến không khí đầu năm tại các chợ dân sinh trở lại sôi động. Bà Lê Thị Ánh, chủ một ki ốt hàng thực phẩm khô tại chợ thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) cho biết: Vào dịp đầu năm, tâm lý của tiểu thương thường chọn ngày mở hàng mong sao cả năm thuận lợi, buôn may, bán đắt. Năm nay,  chọn ngày mồng 6 bắt đầu mở bán.

 

Thị trường sau Tết ổn định và sớm đi vào nề nếp so với hàng năm cũng là ghi nhận của lực lượng chức năng trong quá trình nắm bắt tình hình và kiểm soát thị trường hàng hóa. Đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: Qua báo cáo từ Đội QLTT, các địa bàn huyện, thành phố không xảy ra tình trạng hàng hóa sau Tết khan hiếm, đội giá bán, không phát hiện các vụ việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Tình trạng bày bán hàng hóa tràn lan, vi phạm hành lang an toàn giao thông gây mất mỹ quan, cản trở phương tiện đi lại đã sớm chấm dứt. Cao điểm thị trường sau Tết và dịp lễ hội còn kéo dài từ nay đến hết tháng 3 âm lịch. Lực lượng QLTT đang tăng cường chỉ đạo các Đội QLTT huyện, thành phố tập trung theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình giá cả, sản xuất và kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng ATTP nhằm duy trì ổn định thị trường, đáp ứng tốt việc cung – cầu hàng hóa thương mại mùa lễ hội.


Bùi Minh


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục