Ngày 24/6/1859, ở Solferino - một thành phố miền Bắc nước ý, cuộc giao chiến khốc liệt giữa lực lượng quân đội liên minh Pháp - ý chống lại quân chiếm đóng áo đã để lại trên chiến trường 40.000 người thương vong. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương. Vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên, một thương gia Thụy Sĩ tên là Henry Dunant đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương, bất kể họ là người của bên nào.


Nhằm trợ giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã vận động các nguồn hỗ trợ trong và ngoài tỉnh. ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 660 triệu đồng hỗ trợ tỉnh ta khắc phục hậu quả thiên tai. 

Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong một cuốn sách và đưa ra 2 ý tưởng: Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh; Vận động một thỏa thuận quốc tế bảo vệ binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.

Năm 1863, ý tưởng của Henry Dunant đã trở thành hiện thực với sự ra đời của ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) (tiền thân là ủy ban Quốc tế Cứu trợ những người bị thương và việc thành lập các Hội quốc gia đầu tiên. Để ghi nhớ công lao của người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ (CTĐ), ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày CTĐ quốc tế. Năm 1984, Ngày CTĐ quốc tế chính thức được đổi tên thành Ngày CTĐ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Hội CTĐ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và là Chủ tịch danh dự đầu tiên. Ngày 5/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi công hàm đến Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ, tuyên bố gia nhập 4 Công ước Giơ -ne-vơ ngày 12/8/1949. Với việc ký tham gia Công ước này, ngày 4/11/1957, Hội CTĐ Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Phong trào CTĐ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Hội CTĐ tỉnh chính thức thành lập ngày 21/11/1991. Trong những năm qua, thiết thực hưởng ứng các phong trào của Trung ương Hội phát động, hoạt động nhân đạo của Hội CTĐ tỉnh luôn hướng về cộng đồng, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các phong trào lớn của Hội đang triển khai thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc như: Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Chương trình "Ngân hàng bò - Chung sức cùng đồng bào các xã xây dựng nông thôn mới”, Phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, Chiến dịch "Khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng”… Đặc biệt, trong năm 2017, tỉnh ta đối mặt với nhiều tổn thất nặng nề do thiên tai, bão lũ. Theo đó, các hoạt động nhân đạo, từ thiện đã được lan tỏa rộng rãi trong nhân dân, khẳng định truyền thống tương thân, tương ái của người Việt. Hội CTĐ các cấp trong tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền, vận động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh kịp thời hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khẳng định vai trò xung kích trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2017, thực hiện mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo, các cấp Hội đã vận động các nhà hảo tâm sửa chữa, xây mới 22 ngôi nhà tình nghĩa, trị giá hơn 872 triệu đồng; giúp đỡ chăm nuôi 72 đối tượng khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Các cấp Hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà hơn 2.900 đối tượng và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá hơn 963 triệu đồng; hỗ trợ 2.110 nạn nhân chất độc da cam; hỗ trợ 387 con bò giống theo chương trình "Ngân hàng bò”. Thực hiện phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” xuân Mậu Tuất, toàn tỉnh đạt 10.319.000.000 đồng, trợ giúp 23.797 lượt hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn (vượt chỉ tiêu 19% so với kế hoạch Trung ương Hội giao). Đặc biệt, cuối năm 2017, trước thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ xảy ra trên địa bàn tỉnh, Hội đã cứu trợ khẩn cấp nhu yếu phẩm và tiền cho các hộ bị ảnh hưởng thiên tai 482 triệu đồng. Hội phối hợp với các đoàn thiện nguyện trong và ngoài tỉnh tổ chức cứu trợ kịp thời bà con bị mưa lũ. Tổng trị giá hỗ trợ nhân dân đạt hơn 8, 4 tỷ đồng. Tổng trị giá hoạt động công tác xã hội đạt hơn 19 tỷ đồng. Bên cạnh đự, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được triển khai kịp thời với việc duy trì 4 phòng khám nhân đạo, 6 trạm chốt sơ cứu, 6 đội khám lưu động. Đã tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 11, 8 nghìn người, trị giá hơn 779 triệu đồng…

Nhận thức công tác nhân đạo, từ thiện là một trong những hoạt động quan trọng góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, trong thời gian tới, tiếp tục phát huy truyền thống tương thân, tương ái, các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục triển khai chương trình ngân hàng bò và tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh nhân rộng, các mô hình nhân đạo tiêu biểu tại địa phương; xây dựng kế hoạch tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa, triển khai hiệu quả các hoạt động cứu trợ kịp thời khi có thiên tai, thảm họa… Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan, tập trung huy động nguồn lực, vận động các cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ hoạt động nhân đạo, từ thiện. 

 


                                       Bùi Quốc Việt - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục