(HBĐT) - Từ tháng 11/2016 - 4/2018, với tài trợ của Chương trình quản trị đất đai Mekong (MRLG), Viện Tư vấn phát triển KT -XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) triển khai dự án "Tăng cường quyền về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua hỗ trợ pháp lý” tại hai huyện Kim Bôi và Đà Bắc.


Người dân xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tham gia tư vấn pháp luật đất đai tại lễ hội tư vấn tổ chức tại xã.

Thông qua xây dựng mô hình thí điểm trợ giúp pháp lý cho phụ nữ dân tộc thiểu số về vấn đề đất đai bằng các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, lễ hội tư vấn pháp lý đã góp phần đẩy mạnh thực thi pháp luật tại địa phương, trang bị kiến thức về quyền đất đai cho phụ nữ. Dự án được thực hiện với sự tham gia của Sở TN &MT, Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Luật gia, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.

ông Đào Ngọc Ninh, Phó Viện trưởng CISDOMA cho biết: Năm 2016, Viện đã thực hiện dự án "Nâng cao nhận thức của người dân về quyền phụ nữ trong tiếp cận đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai tên vợ và chồng” tại huyện Đà Bắc. Qua quá trình thực hiện dự án nhận thấy, việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và tư vấn pháp lý liên quan đến quyền đất đai là hết sức cần thiết cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa bàn. Trên cơ sở phân tích tình hình và đánh giá nhu cầu, CISDOMA đã xây dựng và thực hiện dự án "Tăng cường quyền về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua hỗ trợ pháp lý”. Dự án được thực hiện tại 6 xã của huyện Kim Bôi và 8 xã của huyện Đà Bắc. Nâng cao năng lực cho các bên liên quan, dự án đã tổ chức các khóa tập huấn cho 60 cán bộ các ngành, đoàn thể, cán bộ địa chính xã, tổ chức các chuyến thăm quan, chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình. Trong khuôn khổ hoạt động, dự án đã tổ chức 28 buổi truyền thông tại cộng đồng, thu hút 1.972 người dân tham dự, trong đó có trên 1.501 phụ nữ, 1.879 người là đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức 14 lễ hội tư vấn tại 14 xã với 364 người tham dự. Tại các lễ hội đã tư vấn cho 202 trường hợp, trong đó có 133 trường hợp là phụ nữ, 193 trường hợp là đồng bào dân tộc thiểu số.

Các xã trong vùng dự án thuộc huyện Kim Bôi gồm: Kim Bình, Đú Sáng, Hợp Đồng, Kim Truy, Nuông Dăm, Cuối Hạ; thuộc huyện Đà Bắc gồm: Cao Sơn, Toàn Sơn, Tân Minh, Tân Pheo, Hiền Lương, Vầy Nưa, Mường Chiềng, Tiền Phong. Tại mỗi xã, các hoạt động được thực hiện theo trình tự tổ chức các buổi truyền thông cộng đồng tại thôn, bản, sau đó tổ chức lễ hội tư vấn. Nội dung truyền thông được xây dựng thành một bộ câu hỏi và đáp án trả lời, lồng ghép nội dung quy định của pháp luật về quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ vào các tình huống cụ thể trong đời sống. Buổi truyền thông được tổ chức với hình thức "hái hoa dân chủ”, người tham dự bốc thăm câu hỏi, trả lời, các chuyên gia dự án cho đáp án và chia sẻ những nội dung về quyền phụ nữ trong tiếp cận đất đai được quy định trong các văn bản pháp luật phản ánh qua các tình huống của đời sống.

Ngoài ra xây dựng các tiểu phẩm, chiếu vi deo ngắn, các buổi truyền thông thu hút không chỉ người dân tại địa bàn mà còn ở các vùng lân cận tham dự. Hoạt động truyền thông sôi nổi, hấp dẫn, hoạt động tư vấn giúp người dân nhận thức rõ vấn đề, mang lại sự hài lòng cho người tham dự là cảm nhận chung của trên 90% người dân tham gia hoạt động truyền thông, gần 80% người tham gia lễ hội tư vấn được dự án khảo sát, đánh giá. Bà Bùi Thị Thơm, xóm Ký, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) bày tỏ: Tôi thấy hoạt động truyền thông bằng hình thức hỏi - đáp vui và dễ hiểu. Qua tham dự, tôi hiểu hơn phụ nữ có quyền gì đối với đất đai. Mong có nhiều hơn nữa các buổi truyền thông giúp chị em có kiến thức, hiểu biết pháp luật về đất đai để bảo vệ, thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đúng quy định.

Đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc nhìn nhận: Đối với huyện, vấn đề về đất đai còn nhiều vướng mắc. Dự án được triển khai là một kênh hỗ trợ pháp lý hiệu quả. Với mô hình, kết quả của dự án, các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn trên địa bàn sẽ lồng ghép vào hoạt động của đơn vị để tiếp tục truyền thông, tư vấn tại chỗ cho người dân về pháp luật đất đai, nhất là quyền của phụ nữ đối với đất đai, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết, tránh tình trạng đơn, thư khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Nếu dự án có nguồn tài trợ triển khai nhân rộng, kéo dài hoặc nhắc lại ở các địa bàn đã thực hiện là điều kiện tốt giúp trang bị kiến thức pháp luật đất đai cho người dân, cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm thực hiện tốt hơn công tác quản lý đất đai tại cơ sở.

                                                                                       Hà Thu


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục