(HBĐT) - Cách trung tâm xã gần 5 km, Ba Giang là xóm duy nhất của xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Cấp ủy và người dân hy vọng xóm sẽ được ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm. Tuy nhiên, thực tế, sau nhiều lần khảo sát, nhiều dự án đến và đi, còn người dân nơi đây vẫn dang dở một tuyến đường để đi và khao khát một nguồn nước sạch để uống.



Gia đình ông Bùi Văn Lành, xóm Ba Giang, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) tiết kiệm từng thùng nước để đảm bảo sinh hoạt.

Khát khao một nguồn nước sạch 

Ở xã Mỵ Hòa, nước sinh hoạt là vấn đề bức thiết. Bình thường, người dân nơi đây sử dụng nước giếng khoan hoặc nước giếng đào, tuy nhiên, vào mùa khô không phải khu vực nào cũng có nước. Vào các tháng mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, hơn nửa số hộ dân ở đây phải đi xin nước hoặc gánh nước từ sông Bôi về dùng. Song, có nước cũng chưa phải là điều hết lo lắng với người dân Ba Giang. Anh Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa cho biết: Trước đây, xã có một số xóm thuộc nông trường Thanh Hà. Nhiều năm về trước, nông trường đặt một kho thuốc sâu phục vụ sản xuất. Do vậy, đến nay, không tránh khỏi tình trạng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. 

Mới đây, sau nhiều lần kiến nghị, đề xuất, xã Mỵ Hòa được đầu tư dự án công trình nước sạch cho 4 xóm: Phố Mỵ, Mỵ Thanh, Mỵ, Ba Giang. Tuy nhiên, sau thời gian dài chờ đợi, nguồn nước sạch vẫn chưa đến được với người dân bởi dự án phải giãn tiến độ. Đối với người dân Ba Giang, dự án nước sạch mang lại nhiều ngậm ngùi hơn là phấn khởi bởi theo bản thiết kế của công trình, chỉ có 16/81 hộ dân được kéo đường nước sạch khi dự án hoàn thành. Vậy là còn hơn 60 hộ dân nữa vẫn tiếp tục sống chung với cảnh thiếu nước và sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo. 

Chúng tôi đến xóm Ba Giang vào những ngày cuối tháng 7, khi những đầu nối ống dẫn nước đã chờ sẵn ở nhiều ngõ của hộ dân. Tuy nhiên, khác với sự phấn khởi chờ đợi, từ những hộ "may mắn" được đường nước kéo đến cho đến những hộ lọt khỏi danh sách kéo nước đều không vui vẻ. Anh Bùi Văn Tiện, Trưởng xóm Ba Giang ngậm ngùi: Kể từ khi bản thiết kế được công bố, thông tin đến với hộ dân, chúng tôi đã rất nhiều lần nhận được thắc mắc của người dân nhưng thực sự cũng cảm thấy rất khó trả lời bà con. Ngay cả những hộ được kéo nước sạch đến cũng không thấy phấn khởi hơn bởi vẫn còn rất nhiều hộ chưa được sử dụng nước sạch.

Cặm cụi dồn từng can nước vào thùng nhựa để dùng trong ngày, ông Bùi Văn Lành tâm sự: Bao nhiêu năm người dân Ba Giang vất vả, nay được chính quyền đầu tư công trình nước sạch thì bà con rất mong đợi. Tuy nhiên, việc chỉ kéo được đường nước cho 16 hộ trong xóm khiến chúng tôi thực sự rất buồn. Đến nay, gia đình tôi vẫn phải dùng nước giếng khoan, may mà còn có nước, nhiều khu vực không có nước phải đào giếng ở gần bờ sông Bôi, dùng máy bơm để bơm nhưng đường nước xa, nhiều hôm điện yếu, bơm được nước dùng cũng mất đến nửa ngày, vừa tốn kém lại vất vả. Nhiều gia đình thực sự phải tiết kiệm từng giọt nước mà chưa biết nước đó sử dụng có đảm bảo hay không. 
Dang dở một tuyến đường 

Ngoài nước sinh hoạt, một trong những "nỗi khổ" của xóm Ba Giang chính là đường giao thông. Nói là nỗi khổ quả không sai bởi muốn vào được Ba Giang, chúng tôi phải đi qua cây cầu treo tạm bợ dài gần 20m bắc qua sông Bôi. Mặc dù đã được đồng chí cán bộ xã trấn an rằng cây cầu mới được người dân tu sửa nhưng vẫn khiến chúng tôi không khỏi rùng mình khi từng đoàn xe máy đi qua là cây cầu lại rung lên từng chập. Nhiều đoạn gỗ lát sàn cầu đã bị mục nát, thậm chí, nhiều đoạn bị thủng nhìn thấy cả làn nước xanh phía dưới. 

Qua cây cầu treo tạm bợ là những đoạn đường đất gồ ghề sỏi, đá. Những ngày nắng thì không sao, mưa lũ xuống, tuyến đường chả khác gì những ruộng bùn không thể đi lại được. Trong khi trung bình hàng ngày, hơn 60 hộ dân xóm Ba Giang cũng 3 - 4 lượt qua lại trên con đường này, rồi các cháu học sinh đi học. 

Điều đáng nói là, ở Ba Giang có diện tích đất canh tác lớn không chỉ của hộ dân trong xóm mà còn của nhiều hộ dân xã lân cận với diện tích hơn 350 ha trồng màu. Ở đây, xã cũng đang tiến hành liên kết thực hiện dự án trồng chanh leo bước đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều hộ dân canh tác ở đây ngán ngẩm mỗi khi nghĩ đến phí vận chuyển. Anh Bùi Văn Tiện cho biết: Chỉ có hơn 1 km từ đường 12B vào nhưng giá luôn chênh lệch 1 - 2 giá, từ giá bán cho đến giá mua các nguyên vật liệu canh tác. 

"Dang dở một tuyến đường" - đó là cách nói của những hộ dân Ba Giang khi trao đổi với chúng tôi về dự án đường Mỵ Hòa - Nuông Dăm đi qua địa bàn xóm đã được động thổ từ cuối năm 2017 nhưng đến nay chưa có động tĩnh gì. Khỏi nói, người dân khao khát thực hiện dự án như thế nào. Anh Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ thêm: Ngay khi có thông báo triển khai dự án, hàng trăm hộ dân xóm Ba Giang và các xóm lân cận đã sẵn sàng hiến đất, dịch bờ rào để giải phóng mặt bằng cho dự án. Công tác đo đạc cũng đã tiến hành xong xuôi. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chỉ hoàn thành giai đoạn... động thổ và chưa biết sẽ phải chờ trong bao lâu. 
 
 Phương Linh


Các tin khác


Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Ngày 23/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến trên địa bàn TP Hòa Bình.

Tuổi trẻ huyện Đà Bắc xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Thấm nhuần lời dạy của Bác "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ huyện Đà Bắc đã và đang triển khai nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó đóng góp thiết thực trong đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2 học sinh lớp 5 đuối nước tử vong tại đập My Tây, xã Nuông Dăm

Sáng 22/4, tại đập My Tây, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 cháu học sinh lớp 5 tử vong. Đó là các cháu: N. T. T. T và B. T. N. L, sinh năm 2013, cùng học tại Trường Tiểu học và THCS Nuông Dăm.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn PCCC huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước Trường TH&THCS xã Chiềng Châu

Sáng 22/4, tại Trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã diễn ra lễ khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ Thiện tâm; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục