(HBĐT) - Đón tại nhà, trả đúng điểm - đó là một trong những lợi thế khiến dịch vụ xe ghép được đông đảo người dân tin dùng. Chính vì vậy, dù xuất hiện chưa lâu, nhưng có thể thấy dịch vụ xe ghép, nhất là tuyến xe ghép Hòa Bình - Hà Nội đang nở rộ và có sự cạnh tranh mạnh mẽ với loại hình dịch vụ vận tải hành khách truyền thống.



Dịch vụ xe ghép nở rộ trên mạng xã hội với đầy đủ thông tin và điểm đến. 

Không khó để tìm kiếm dịch vụ đi xe ghép. Chị Nguyễn Thị Hoa, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), một hành khách quen thuộc với dịch vụ xe ghép cho biết: Hiện nay, dịch vụ xe ghép được chia sẻ hàng ngày trên mạng xã hội facebook, zalo với khung giờ đi, đến, giá vé và đầy đủ số điện thoại lái xe. Chỉ cần lựa chọn một nhà xe bằng hình thức comment (bình luận) là chỉ vài phút sau sẽ nhận được cuộc gọi kết nối để chốt chuyến. 

Điểm khác biệt giữa xe ghép và xe khách hoặc taxi là giá cả và sự thuận tiện. So với đi xe khách từ Hòa Bình về Hà Nội thì xe ghép có giá cao hơn. Tuy nhiên, thay vì phải chờ xe và chỉ đến một bến cố định thì dịch vụ xe ghép đón khách tại nhà và trả tại điểm muốn đến, đảm bảo trong khung thời gian khách cần. Anh Nguyễn Văn Hồng, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) so sánh: Từ TP Hòa Bình xuống Hà Nội đi xe khách hết 45 nghìn đồng, tiện đường thì đỡ, nếu cần đến những điểm khác thì lại phải bắt xe bus nếu tiện tuyến, không thì phải bắt taxi, xe ôm, có khi đội thêm tiền lên hàng trăm nghìn. Trong khi đó, bỏ tiền đi xe ghép 120 nghìn đồng/ người sẽ được đưa đến tận nơi, bất cứ địa điểm nào. Như vậy tiện hơn rất nhiều. 

Chính lợi thế đó, xe ghép trở thành lựa chọn của nhiều người, nhất là với những người thường xuyên phải đi Hà Nội khám, chữa bệnh không thông thạo đường sá. Anh Trần Hùng, một tài xế xe ghép cho biết: Những người đi khám, chữa bệnh ở Hà Nội có thể xem là lượng khách thường xuyên của tôi. Vì việc khám, chữa bệnh thường phải đi rất sớm nên chúng tôi bố trí chuyến đi từ 4h30 - 5h. Tầm 6h30 - 7h là đã có mặt ở Hà Nội để khách khám bệnh. 

"Tuy nhiên, đi xe ghép cũng có những bất tiện. Nhiều nhà xe chờ đủ 4 khách cho một chuyến nên thường lòng vòng chờ khách, hoặc đón trả khách ở nhiều điểm không tiện đường gây mất thời gian” - chị Lê Thị Quyên, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) chia sẻ sau một lần đi xe ghép. 

Để khắc phục tình trạng này, hiện, các tài xế xe ghép đã thành lập các hội và san sẻ khách cho nhau, vì vậy, việc chờ xe đủ khách đã không còn lâu như trước. Theo tìm hiểu, hiện nay có khoảng trên dưới 100 đầu xe chạy dịch vụ xe ghép Hòa Bình - Hà Nội. Nếu như trước đây, các xe chạy độc lập thì hiện nay, nhiều xe đã thành lập nhóm, hội xe ghép. Anh Trần Hùng cho biết thêm: Nhóm của tôi có 6 xe, luân phiên chạy Hòa Bình - Hà Nội. Các xe cùng nhận khách và dồn khách cho nhau trong cùng nhóm, khách không phải chờ lâu, quan trọng là cùng gây dựng chất lượng, uy tín để phục vụ lâu dài. Chuyển từ taxi sang xe ghép, tôi có lượng khách ổn định, đều hơn”. 

Để chạy xe ghép khá dễ dàng, chỉ cần có một chiếc xe con, không phải kê khai đăng ký, không nộp thuế, không phải trích đóng doanh thu... nên loại xe này ngày càng nhiều. Chính vì vậy, đã có nhiều người từng là lái taxi, xe khách đường dài, thậm chí đang làm công nhân cũng chuyển sang lái thuê cho các ông chủ xe ghép hoặc tự sắm xe để làm dịch vụ. Dịch vụ xe ghép cũng bắt đầu nở rộ ở một số huyện trong tỉnh như Lạc Sơn, Yên Thủy. Theo đánh giá của nhiều người, đây là một dịch vụ hữu ích, tuy nhiên cũng đặt ra vấn đề quản lý loại hình dịch vụ vận tải hành khách mới này. 

                                                                                     Phương Linh

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục