(HBĐT) - Ngay sau khi hoàn thành việc sáp nhập 8 xã, thị trấn thành 3 xã, thị trấn, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp - hộ tịch của các địa phương sau sáp nhập ở huyện Lạc Sơn đã từng bước ổn định hoạt động, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân.

 


Đội ngũ cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã Vũ Bình (Lạc Sơn) nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đối mặt với nhiều khó khăn
   
Vũ Bình là xã mới thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã Bình Cảng, Bình Chân, Vũ Lâm. Đồng chí Quách Văn Tuấn, công chức Tư pháp - hộ tịch xã Vũ Bình (cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã Bình Chân cũ) chia sẻ: Sau khi sáp nhập, dù có 6 cán bộ Tư pháp - hộ tịch của 3 xã gộp lại nhưng để giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến người dân còn khó khăn, nhiều khi quá tải do số lượng công dân đến làm thủ tục tăng đột xuất, nhất là thời điểm đầu năm, người dân địa phương có nhu cầu làm các thủ tục, giấy tờ có liên quan để đi làm tăng cao. Bình quân mỗi ngày, bộ phận Tư pháp - hộ tịch tiếp nhận từ 20 - 25 trường hợp đến làm giấy tờ, thủ tục hành chính. Trong khi thời gian đầu sáp nhập, xã chưa có con dấu, việc đăng ký các thủ tục liên quan đến hộ khẩu, hộ tịch phải lùi, dồn lại. Hơn nữa, sau khi sáp nhập, các văn bản, giấy tờ chưa đồng bộ, thống nhất. Địa bàn rộng, dân số lên tới gần 12 nghìn người nên việc xác minh thông tin của người đến làm thủ tục gặp khó, bộ phận Tư pháp - hộ tịch xã thường xuyên phải làm việc ngoài giờ.

Cũng giống như Vũ Bình, xã Quyết Thắng (sáp nhập các xã Chí Thiện, Phú Lương, Phúc Tuy) và thị trấn Vụ Bản (nhập xã Liên Vũ vào thị trấn Vụ Bản) cũng đang phải đối mặt với những khó khăn khi địa bàn được mở rộng, số dân cao hơn nhiều so với khi chưa sáp nhập; nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người dân tăng đột biến, gây nhiều áp lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác Tư pháp - hộ tịch ở địa phương.

Từ thực tế đó, đồng chí Bùi Văn Chủng, Chủ tịch UBND xã Vũ Bình nêu quan điểm: Tới đây, khi việc sắp xếp ổn định, theo quy định mỗi xã chỉ được bố trí 2 công chức Tư pháp - hộ tịch. Như vậy sẽ rất khó khăn với địa phương vì là địa bàn rộng, dân số đông nhất huyện. Cấp có thẩm quyền cần xem xét, có cơ chế phù hợp với những địa phương mới sáp nhập, có thể bố trí 3 cán bộ Tư pháp - hộ tịch để giải quyết công việc chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Chủ động vượt khó, ổn định hoạt động sau sáp nhập

 Đồng chí Bùi Văn Lỏn, Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: Ngay sau khi sáp nhập các xã, Phòng đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền triển khai một số công việc liên quan đến công tác nhập cán bộ Tư pháp - hộ tịch về xã mới; rà soát, hoàn thiện bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho cán bộ làm công tác hộ tịch theo quy định...

Để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động công tác Tư pháp - hộ tịch, nhất là đối với những xã mới sáp nhập, Phòng Tư pháp huyện thường xuyên duy trì, tổ chức các cuộc giao ban. Qua đó, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị. Như ở xã Vũ Bình sau sáp nhập do chưa triển khai được phần mềm đăng ký dữ liệu hộ tịch liên thông với phầm mềm của Bộ Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện chỉ đạo địa phương tiếp tục sử dụng phần mềm cũ của xã Vũ Lâm. Hay những giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan của công dân xin xác nhận, chứng thực để đi làm, đi học khi chưa có con dấu chứng thực của xã mới cũng đều được linh động, giải quyết tạm thời bằng con dấu chứng thực của địa phương cũ cho đến khi có con dấu chứng thực của địa phương mới... 

Với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, đến nay, 3/3 xã, thị trấn mới sáp nhập của huyện Lạc Sơn đã thực hiện tốt công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, huyện xây dựng, triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ hòa giải cơ sở; thực hiện tốt công tác hộ tịch; đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân...


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9/2024.

“Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe mô tô”, một nữ tiktoker bị Công an triệu tập, xử phạt vi phạm hành chính 

Công an huyện Lạc Sơn cho biết, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bùi Thị M. (SN 2004), trú tại xóm Trung Quyền, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) về hành vi "Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe mô tô” quy định tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục