(HBĐT) - Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ và Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh giai đoạn 2016-2020. Công tác CCHC trên địa bàn tỉnh tiếp tục được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, then chốt trong phát triển KT-XH của tỉnh.


Xã Yên Mông (TP Hòa Bình) chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

Nhiệm vụ CCHC được thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực theo Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ. Để triển khai đảm bảo các mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ CCHC. Triển khai công tác kiểm tra CCHC, tỉnh thành lập đoàn kiểm tra CCHC tại các Sở: Y tế, NN&PTNT, GTVT, TT&TT và 10 huyện, thành phố.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Đã rà soát toàn bộ văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành trong năm 2019, với tổng số 389 văn bản, qua rà soát kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 17 văn bản (thay thế 14; sửa đổi, bổ sung 3). Hoạt động kiểm soát, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) năm 2020 của tỉnh sớm được triển khai. Trong năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 68 quyết định công bố 775 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; trong đó, công bố mới 340 thủ tục; sửa đổi, bổ sung, thay thế 237 thủ tục; bãi bỏ, hủy bỏ 198 thủ tục. Nhập, đăng tải công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đối với 577 TTHC, xóa bỏ 198 TTHC. 

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước tiếp tục được duy trì tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 10 huyện, thành phố và 151/151 đơn vị cấp xã, góp phần tích cực vào việc cải cách TTHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của các cơ quan hành chính các cấp trong tỉnh. Cổng Dịch vụ công (DVC) của tỉnh đã kết nối từ tỉnh đến xã; cung cấp 273 DVC trực tuyến mức độ 3, 468 DVC mức độ 4; kết nối, tích hợp để giải quyết đối với 69 DVC trực tuyến của tỉnh với Cổng DVC quốc gia. Số TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh là 1.853 thủ tục, đạt 100%, trong đó, TTHC thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh là 1.477; tại bộ phận một cửa cấp huyện 253 thủ tục, cấp xã 123 thủ tục. TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông cùng cấp 469 TTHC, hình thức liên thông các cấp 102 TTHC. Tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã được công khai đảm bảo đạt tỷ lệ 100% trên Cổng DVC của tỉnh.

Đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính, các cơ quan Nhà nước tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 63 điểm. Hệ thống văn bản điều hành của tỉnh được kết nối từ tỉnh đến xã để thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử và kết nối với trục liên thông Quốc gia; tỷ lệ văn bản đi được gửi dưới dạng điện tử so với tổng số văn bản đi của tỉnh đạt trên 95%; tất cả các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đã triển khai sử dụng chữ ký số trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp. Cổng Dịch vụ công của tỉnh được hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu. Năm 2020, toàn tỉnh đã tiếp nhận trên 4.000 hồ sơ, trả kết quả trên 89.000 hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; tiếp nhận, trả kết quả trên 62.000 hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, trong đó các sở: GD&ĐT, KH&ĐT, Công Thương, TT&TT, Tư pháp, Xây dựng, các huyện: Lạc Sơn, Lương Sơn, TP Hòa Bình là những cơ quan, đơn vị phát sinh nhiều hồ sơ nhất.

Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tiếp tục được thực hiện tại 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, 14 chi cục trực thuộc các sở, 10 huyện, thành phố và 151 xã, phường, thị trấn. Hiện, tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã hoàn thành việc chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

Với những nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai công tác CCHC đạt kết quả tích cực, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh.

V.H

Các tin khác


Những “Mái ấm tình thương” giúp phụ nữ nghèo an cư

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn tiết kiệm quỹ Hội, nguồn vận động, những năm qua, các cấp Hội LHPN tỉnh đã chung tay xây dựng những "Mái ấm tình thương”, giúp nhiều hộ hội viên nghèo an cư lạc nghiệp, có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Lương sơn: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,37%

(HBĐT) - Năm 2020, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Lương Sơn tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.

Các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số tiếp tục hưởng chính sách an sinh xã hội

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định các xã, thôn trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp tục thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.

Chương trình tình nguyện "Đông ấm áp - Xuân yêu thương" năm 2021

(HBĐT) - Vừa qua, tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi), Huyện đoàn Kim Bôi phối hợp Trung đoàn Cảnh sát cơ động (Công an TP Hà Nội); Công đoàn cơ sở Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV; Quỹ kết nối từ tâm tổ chức chương trình tình nguyện "Đông ấm áp - Xuân yêu thương" năm 2021.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Quý Hòa bàn giao nhà Mái ấm tình thương

(HBĐT) - Hội LHPN xã Quý Hòa (Lạc Sơn) vừa bàn giao nhà Mái ấm tình thương cho hội viên nghèo Bùi Thị Nực, xóm Dọi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục