(HBĐT) - Năm 2021 là năm đầu triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021-2025. Công tác CCHC trên địa bàn tỉnh tiếp tục được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, then chốt trong việc đẩy mạnh phát triển KT-XH của tỉnh.


Bộ phận một cửa thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân đến giao dịch.

Nhiệm vụ CCHC năm 2021 được thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực cải cách, trọng tâm là: "Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm số lượng cấp phó của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đẩy mạnh chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang tự đảm bảo chi thường xuyên và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. Phấn đấu chỉ số CCHC của tỉnh đạt ở mức trung bình so với các tỉnh, thành phố trong cả nước”.

Để triển khai đảm bảo các mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh ban hành các văn bản quan trọng để chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ CCHC của tỉnh. Một số lĩnh vực CCHC đã được các cấp, ngành tích cực triển khai thực hiện ngay từ đầu năm và đạt được kết quả nổi bật như: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy theo quy định của Chính phủ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường thực hiện văn hóa công sở; thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Một số đơn vị huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác CCHC; tổ chức hội thi về CCHC năm 2021 như: Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn. TP Hòa Bình đã tổ chức hội nghị cho các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp UBND các phường, xã ký cam kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021…

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước được duy trì tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 10 huyện, thành phố và 151/151 xã, phường, thị trấn, góp phần tích cực vào việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của các cơ quan hành chính các cấp trong tỉnh. Cổng Dịch vụ công (DVC) của tỉnh đã kết nối từ tỉnh đến xã, cung cấp 273 DVC trực tuyến mức độ 3 và 648 DVC trực tuyến mức độ 4. Tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã đã được công khai đảm bảo đạt tỷ lệ 100% trên Cổng DVC của tỉnh; tính đến ngày 20/6/2021, tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 99,24%, UBND cấp huyện đạt 99,5%, UBND cấp xã đạt 99,81% (còn lại là các hồ sơ đã giải quyết và trả kết quả nhưng chưa kết thúc trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử).

Công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính được tập trung thực hiện; chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy ở các đơn vị sáp nhập. Đến nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 151 đơn vị hành chính cấp xã; 149 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; 632 đơn vị sự nghiệp công lập. So với năm 2015, giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 59 đơn vị hành chính cấp xã; 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; 253 đơn vị sự nghiệp công lập. Việc xây dựng kế hoạch biên chế, thực hiện các quy trình tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, công khai, dân chủ. Trong 6 tháng đầu năm, đã quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động và bổ nhiệm, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với 20 cán bộ diện BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý. Tổ chức 1 kỳ thi tuyển công chức, 1 kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp khác; phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện tinh giản biên chế năm 2021 cho 43 trường hợp.

Các cơ quan Nhà nước tiếp tục quan tâm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử tỉnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được triển khai tại 63 điểm. Hệ thống văn bản điều hành của tỉnh được kết nối từ tỉnh đến xã để thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử và kết nối với trục liên thông quốc gia; tất cả các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đã triển khai sử dụng chữ ký số vào liên thông nhận văn bản điện tử trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; tỷ lệ văn bản đi được gửi dưới dạng điện tử so với tổng số văn bản đi của tỉnh đạt trên 90%. Cổng DVC của tỉnh được hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tiếp nhận 1.343 hồ sơ, chuyển trả 39.146 hồ sơ qua dịch vụ Bưu chính công ích; tiếp nhận xử lý 97.485 hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 7.920 hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.


V.H

Các tin khác


Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm; 14/33 xã đặc biệt khó khăn cán đích nông thôn mới; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống được đầu tư; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch... đó là những kết quả đáng ghi nhận sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh.

Tiếp nối truyền thống "Ba đảm đang”

Dù ở giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ các dân tộc tỉnh Hoà Bình cũng luôn có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối ngọn lửa "Đội quân tóc dài”, truyền thống "Ba đảm đang”, trong giai đoạn mới, các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng xây dựng hình ảnh người phụ nữ Hòa Bình thời đại mới, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám thiện nguyện cho gần 150 người dân xã Tự Do

Ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình gồm 24 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế do TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tổ chức chương trình khám bệnh thiện nguyện "Vì sức khoẻ cộng đồng” cho người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Trạm Y tế xã và các cán bộ địa phương.

Chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” trao 200 xe đạp cho học sinh huyện Đà Bắc

Sáng 27/4, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện "Cùng em đến trường” dành cho thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Nỗi lo đuối nước ở trẻ em khi vào hè

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày vừa qua liên tục tiếp nhận những ca bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Các bệnh nhi đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục