(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Mai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp để từng bước ngăn chặn, xóa bỏ nạn tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tại 2 xã Hang Kia - Pà Cò, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra và có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Phòng Dân tộc huyện, 6 tháng đầu năm nay có 43 trường hợp tảo hôn, trong đó, xã Hang Kia 29 trường hợp, xã Pà Cò 14 trường hợp.

 


Trạm y tế xã Hang Kia (Mai Châu) làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương.

Để ngăn chặn tình trạng tảo hôn diễn ra tại vùng đồng bào dân tộc, Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nghiêm túc thực hiện các chính sách dân số trong tình hình mới. Tại các xóm, các dòng họ xây dựng quy ước, hương ước về phòng, chống tảo hôn. Đội ngũ cộng tác viên dân số thường xuyên rà soát, thống kê số lượng trẻ ở độ tuổi vị thành niên tại địa bàn phụ trách để tuyên truyền, vận động các em không tảo hôn. Phối hợp các trường học tổ chức ngoại khóa tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, tảo hôn và những hệ lụy từ tảo hôn… Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn ở đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia, Pà Cò vẫn xảy ra, chủ yếu là các bé gái ở độ tuổi từ 15 - 17.

Bác sỹ Hà Thị Dậu, Trưởng Phòng DS - KHHGĐ (Trung tâm Y tế huyện) cho biết: Thông qua các đợt truyền thông, các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), cùng với việc khám, điều trị, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn cho người dân hiểu về chính sách dân số, những vấn đề liên quan đến SKSS, nguy cơ, hệ lụy từ việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống gây ra. Bên cạnh đó, đội ngũ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số thường xuyên đến từng nhà nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các quy định về hôn nhân, gia đình, chính sách dân số để nâng cao sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.

Việc gia tăng tình trạng tảo hôn ở huyện Mai Châu xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trước hết do cách nghĩ, thói quen của đồng bào dân tộc thiểu số; quan niệm lấy vợ, lấy chồng cho các con khi tuổi vị thành niên để sớm có người nối dõi tông đường, có thêm nhân lực tham gia lao động. Do nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng đắn của bậc cha mẹ và chính người tảo hôn; còn quan niệm khác dòng họ là kết hôn được với nhau. Ngoài ra, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhà trường, các ngành, đoàn thể, gia đình chưa thật sự quyết liệt, chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe các trường hợp tảo hôn.

Đồng chí Sùng A Màng, Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò chia sẻ: Cũng tuyên tuyền, vận động nhiều lắm, rồi đến từng nhà, gặp từng đối tượng có con em từ lứa tuổi lên 10 trở lên. Bà con nghe đấy, nhưng để thực hiện theo thì ít lắm. Đây là thói quen đã ăn sâu vào suy nghĩ bao đời của đồng bào người Mông. Chuyện tảo hôn ở đây còn nan giải lắm! Trước đây, bé gái chỉ 12 - 13 tuổi đã bị bắt về làm vợ, thậm chí có bé gái mới 16 tuổi đã có 2 con, giờ đa phần các bé gái từ 15 - 16 tuổi kết hôn, độ tuổi đã dần tăng lên. Biết là khó, nhưng chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền cũng như các hình thức xử lý để nỗ lực ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn ở địa phương. 

Đồng chí Hà Tuấn Hải, Trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Để ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc, công tác dân tộc; Luật Hôn nhân và gia đình, đặc biệt là những tác hại, hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

 
Hồng Ngọc

Các tin khác


Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm; 14/33 xã đặc biệt khó khăn cán đích nông thôn mới; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống được đầu tư; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch... đó là những kết quả đáng ghi nhận sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh.

Tiếp nối truyền thống "Ba đảm đang”

Dù ở giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ các dân tộc tỉnh Hoà Bình cũng luôn có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối ngọn lửa "Đội quân tóc dài”, truyền thống "Ba đảm đang”, trong giai đoạn mới, các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng xây dựng hình ảnh người phụ nữ Hòa Bình thời đại mới, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám thiện nguyện cho gần 150 người dân xã Tự Do

Ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình gồm 24 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế do TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tổ chức chương trình khám bệnh thiện nguyện "Vì sức khoẻ cộng đồng” cho người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Trạm Y tế xã và các cán bộ địa phương.

Chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” trao 200 xe đạp cho học sinh huyện Đà Bắc

Sáng 27/4, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện "Cùng em đến trường” dành cho thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Nỗi lo đuối nước ở trẻ em khi vào hè

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày vừa qua liên tục tiếp nhận những ca bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Các bệnh nhi đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục