(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn chính sách đã đồng hành, hỗ trợ người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) trong phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH. Nhiều hộ đã xây dựng được các mô hình có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.



Từ nguồn vốn vay, ông Lường Văn Khánh, xóm Bay, xã Trung Thành (Đà Bắc) xây dựng mô hình chăn nuôi hiệu quả, thoát nghèo năm 2018.

Đồng chí Lường Thị Thơ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, xã cùng với ngành, đoàn thể tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay chính sách, ủy thác nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Việc sử dụng nguồn vốn vay được các ngành, đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) quản lý chặt chẽ, tránh trường hợp xâm tiêu, vay ké, nợ xấu. Qua đó, xây dựng được các mô hình kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân”.
Hiện, toàn xã có 9 tổ TK&VV tại 5 xóm, được quản lý chặt chẽ từ các hội, đoàn thể. Tổng dư nợ vay vốn của các hộ từ Ngân hàng CSXH đạt 19,24 tỷ đồng, với các chương trình tín dụng hộ nghèo, cận nghèo, sản xuất - kinh doanh (SX-KD), nước sạch và vệ sinh môi trường, chủ yếu là cho vay hộ nghèo, cận nghèo, SX-KD. Bên cạnh đó, các kênh vốn vay từ ngân hàng, quỹ tín dụng, góp vốn khác cũng được triển khai rộng rãi, quản lý hiệu quả. Các khoản vay được thực hiện đúng mục đích, không để xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn. Được tiếp cận các nguồn vốn vay, người dân đầu tư con giống có giá trị cao như lợn, trâu, bò, xây dựng chuồng trại kiên cố; phủ xanh đồi bằng cây keo, lát; mở rộng, xây dựng cơ sở cơ khí, chế biến, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.  
Xóm Bay được đánh giá là một trong những xóm sử dụng các nguồn vốn đạt hiệu quả cao. Các khoản vay chủ yếu là SX-KD, nước sạch và vệ sinh môi trường, việc làm, hộ nghèo. Nguồn vốn vay được tổ quản lý chặt chẽ bằng sổ sách, ghi chép chi tiết, tổ trưởng đôn đốc, nhắc nhở khi đến hạn trả nợ. Nhiều hộ trước có hoàn cảnh khó khăn, được tiếp cận với vốn vay đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, mua con giống, đào ao thả cá, kinh doanh dịch vụ. Số hộ nghèo, cận nghèo trong xóm giảm dần qua từng năm.
Thăm mô hình chăn nuôi của ông Lường Văn Khánh, xóm Bay, ông Khánh cho biết: "Trước kia, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, cả gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng, đi làm thuê mướn, kinh tế bấp bênh. Được tiếp cận vốn vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH năm 2008, vay mượn thêm từ người thân, bạn bè, gia đình xây dựng chuồng trại, mua gà, lợn giống về nuôi. Sau đó, tiếp tục được vay vốn thoát nghèo, cùng với khoản tiền tích cóp mua bò giống về nuôi. Đến nay, mô hình đã có 60 con lợn, 4 con bò, vườn ngô, lúa, thu nhập đạt 60 - 70 triệu đồng/năm. Gia đình tôi chính thức thoát nghèo năm 2018, thu nhập ổn định, đời sống khá hơn trước”.
Với sự hỗ trợ nhiệt tình của các hội, đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV, quy trình, thủ tục, giấy tờ vay vốn được thực hiện nhanh chóng, những khúc mắc, vấn đề phát sinh của người dân được giải quyết kịp thời. Xã tổ chức tư vấn, trao đổi kinh nghiệm thông qua các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, cử cán bộ có chuyên môn định hướng giúp người dân để các mô hình phát huy hiệu quả, tăng tính bền vững; tăng cường tìm đầu ra cho nông sản, sản phẩm của địa phương. Khoản vay được trả lãi đầy đủ, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn. Mong muốn của người dân được triển khai nhiều hơn chương trình tín dụng, vay vốn sản xuất, giúp có thêm điều kiện mở rộng, xây dựng mô hình hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 19,24 triệu đồng/người/năm.

Hoàng Anh

Các tin khác


Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục