(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là Công giáo và Phật giáo, tổng số trên 48 nghìn tín đồ, hầu hết tín đồ là đồng bào dân tộc Kinh, Mường. Các tôn giáo có mặt trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố, 95/151 xã, phường, thị trấn.


Nhiều năm qua, công tác quản lý đất đai, quy hoạch tại chùa Phật Quang ở thành phố Hòa Bình còn nhiều bất cập.

Trong thời gian qua, hoạt động tôn giáo diễn ra cơ bản ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động sinh hoạt tôn giáo không tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành. Điển hình như hoạt động truyền đạo Tin lành của hệ phái Truyền giáo Việt Nam ở huyện Kim Bôi, Tân Lạc; việc sinh hoạt và truyền Pháp luân công ở huyện Yên Thuỷ, Mai Châu, TP Hòa Bình; việc sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự, ngoài địa điểm hợp pháp đã đăng ký ở Giáo xứ Vụ Bản... Các hoạt động này đều không tuân thủ quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TN, TG. Qua nắm bắt tình hình ở các địa phương, hiện tượng TN, TG mới, tà đạo manh nha có một số hoạt động trái pháp luật như "Pháp môn diệu âm” hoạt động dưới hình thức du lịch, tọa đàm tại nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP Hoà Bình. Nhìn chung, các hiện tượng TN, TG mới không có các hoạt động công khai, chưa có biểu hiện gây mất trật tự, an ninh xã hội, tập trung đông người, song tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. 

Trong thời gian tới, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng với quốc tế, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước sẽ có nhiều đổi mới. Luật TN, TG được thực hiện cởi mở hơn, thông thoáng hơn để phù hợp với chủ trương của Đảng. Do đó, tình hình tôn giáo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Các tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng tín đồ sẽ tăng, địa bàn, phạm vi hoạt động rộng, phức tạp hơn. Số lượng đồng bào đã, đang đi lao động ở Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan... sau khi về nước mang theo các tài liệu, ấn phẩm của đạo Tin lành, lén lút tuyên truyền cho bạn bè, người thân, thậm chí có đối tượng công khai hoạt động truyền đạo, học đạo thông qua mạng internet ngày càng phổ biến rộng nên tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp.

Các tổ chức tôn giáo, cá nhân người nước ngoài tăng cường hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham gia các lĩnh vực y tế, giáo dục, qua đó để củng cố tổ chức, truyền bá đức tin vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số gây nhiều khó khăn, áp lực đối với chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Sự gia tăng số lượng lớn các "hiện tượng tôn giáo mới”, "điểm”, "nhóm” mang tính chất tôn giáo ngày càng phát triển dưới các hình thức kinh doanh, khuyến mại du lịch, hội thảo chuyên đề y tế, sức khỏe, gia đình... để truyền giáo, lôi kéo tín đồ.

Một trong những khó khăn nữa là tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo từ T.Ư tới cơ sở ngày càng thu gọn, tinh giản, cán bộ làm công tác tôn giáo ít được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành, không thu hút được cán bộ, công chức, viên chức vào làm công tác tôn giáo. Nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức về công tác tôn giáo hạn chế, chưa xác định rõ nhiệm vụ công tác tôn giáo, chưa quan tâm thường xuyên đến công tác tôn giáo. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, việc kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ đặt ra. Công tác nắm tình hình, dự báo tình hình hoạt động của các tôn giáo chưa được tiến hành thường xuyên, chủ động, kịp thời. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo để giải quyết các vấn đề tôn giáo có lúc, có nơi còn cứng nhắc, chưa chủ động, trông chờ vào một số cơ quan như nội vụ, công an.

 Đồng chí Ngô Xuân Thu, Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) cho biết: Để đáp ứng nhiệm vụ công tác quản lý tôn giáo trong thời gian tới, ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn các cơ quan làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý Nhà nước và công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở. Kịp thời chỉ đạo giải quyết các vụ việc phát sinh, không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp liên quan đến tôn giáo. Thực hiện tốt các chương trình, dự án của T.Ư đầu tư vào địa bàn, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân các dân tộc. Chú trọng xây dựng lực lượng cốt cán trong các tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín để tranh thủ sự ủng hộ trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Việt Lâm


Các tin khác


Tổng kết Dự án “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình"

Sáng 9/5, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình”. 

Vốn ưu đãi – “bà đỡ” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là điểm tựa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu vượt lên đói, nghèo. Huyện có trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những năm qua, không ít hộ dân trong huyện đã vượt lên khó khăn khi được tiếp cận với các chương trình cho vay của NHCSXH.

Huyện Lạc Thủy lan tỏa việc học và làm theo Bác

Qua 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục