(HBĐT) - Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 của Chính phủ, đã có trên 55 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Đà Bắc được vay vốn. Tín dụng chính sách thực sự trở thành "đòn bẩy” quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện vùng cao này.


Suốt 20 năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc đã truyền tải kịp thời vốn chính sách, góp phần quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Ảnh chụp tại xã Tú Lý.

Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 91%. Những năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những động lực quan trọng để hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện vượt khó vươn lên.

Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cho biết: Khi mới thành lập, NHCSXH huyện mới triển khai 2 chương trình tín dụng, gồm chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Những năm qua, để đáp ứng nhu cầu của người dân, đơn vị đã nỗ lực huy động nguồn vốn. Đến nay đang triển khai 16 chương trình tín dụng, tăng so với năm 2003 hơn 444 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay đạt 1.231 tỷ đồng, với trên 54 nghìn lượt hộ vay vốn. 
Nhờ tín dụng chính sách mà trong 20 năm qua đã có hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Đà Bắc vượt qua ngưỡng nghèo. Hiện nay, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người dân huyện vùng cao trong phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo. Gia đình chị Bàn Thị Sang, xóm Doi, xã Hiền Lương trước đây hoàn cảnh kinh tế khá khó khăn. Để có thu nhập trang trải hàng ngày, vợ chồng chị Sang phải đi làm thuê, việc làm thời vụ thu nhập không ổn định nên cuộc sống gia đình bấp bênh. Cuộc sống của gia đình chị Sang chỉ vơi dần đi những khó khăn khi được tiếp cận vốn vay ưu đãi của NHCSXH để phát triển kinh tế. Năm 2012, gia đình chị được vay 30 triệu đồng, số tiền này chị Sang đầu tư phát triển chăn nuôi bò. Sau 10 năm, nhờ sử dụng vốn hiệu quả, bò phát triển tốt và sinh sản đều đặn nên đàn bò ngày càng tăng. "Từ khi được vay vốn chính sách, đến nay, đời sống của gia đình tôi đã bớt vất vả hơn. Từ đó, gia đình có điều kiện để nuôi dạy con cái tốt hơn” - chị Sang chia sẻ. 

Được biết, nhờ nuôi bò và phát triển kinh tế đồi rừng mà mỗi năm đã đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng cho gia đình chị Sang. Đây chỉ là 1 trong số hàng nghìn hộ dân huyện vùng cao Đà Bắc đã có những bước tiến vững chắc để vượt lên đói nghèo. Theo thống kê của NHCSXH huyện, trong 20 năm qua, vốn chính sách đã giúp trên 12 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; trên 1,6 nghìn lao động được tạo việc làm; 196 lao động được đi xuất khẩu lao động; trên 1,8 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn đi học. Ngoài ra, đã có hàng nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được đầu tư cải tạo, xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. 

Mặc dù công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến tích cực, nhưng hiện nay, Đà Bắc vẫn là huyện nghèo duy nhất của tỉnh (theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Do đó, nhu cầu được tiếp cận vốn chính sách rất lớn. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc PGD NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết thêm: Trong thời gian tới, NHCSXH huyện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, phương hướng theo sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, chi nhánh tỉnh Hòa Bình và phương hướng phát triển kinh tế tại địa phương. Mục tiêu phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước gắn với phát triển các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.


Viết Đào


Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục