(HBĐT) - Tháng 2/1946, trung đội du kích Yên Lương - Phú Lẫm, thuộc xã Phú Lương cũ (Lạc Sơn) được thành lập có 20 người. Sau khi trung đội thành lập một thời gian thì giặc Pháp đến Hòa Bình đánh chiếm khắp nơi, trong đó có huyện Lạc Sơn. Nhân dân dời nhà cửa tản cư lên 3 khu Thung Vàng, Thung Chao và Thung Ráp Nhạ. Thanh niên trong xã đều tham gia đội du kích. Lúc đó đội lên đến hàng trăm người. 


Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Năm 1948, giặc Pháp chiếm Lạc Sơn, trong đó có xã Phú Lương (nay là xã Quyết Thắng). Từ khi chiếm đóng và kiểm soát Lạc Sơn, giặc Pháp thường xuyên tổ chức các cuộc rượu, trong đó rượu cần được binh lính Pháp ưa thích nhất. Theo sáng kiến của đội viên du kích Bùi Văn Tón, ta đã vò lá ngón cho vào những vò rượu cần rồi đặt ở nhà ông Bùi Văn Duỗn, thôn Gò Rẽo, cạnh đường tiến quân của giặc. Đến đây, chúng đã lùng sục và khiêng rượu cần có lá ngón ra uống. Đến chầu thứ 3 thì từ quan tới lính đều trúng độc, say lảo đảo. Lợi dụng điều đó, đội du kích Yên Lương - Phú Lẫm đã nổ súng tiêu diệt địch. Quân ta tiêu diệt tại trận địa 50 tên, số còn lại chạy được về Vụ Bản sau 3 ngày nhiễm độc chết thêm gần 100 tên nữa. Sau thiệt hại nhiều người bị trúng rượu độc, giặc Pháp quay trở lại càn quét và bắt nhiều người trong đội du kích giam tại thị trấn Vụ Bản. Tháng 10/1950, Pháp rút quân về Hà Nội. Lợi dụng lúc chuyển người sơ hở, nhiều người trong đội du kích đã trốn thoát.

Ngoài những chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã   Quyết Thắng có hàng trăm lượt người lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở khắp các chiến trường. Nhân dân địa phương phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực hàng trăm trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch; đóng góp hàng trăm tấn lương thực, hàng nghìn ngày công vận chuyển lương thực, vũ khí vào các chiến trường… Ghi nhận chiến công, đóng góp của Nhân dân xã Quyết Thắng trong 2 cuộc kháng chiến, năm 1998 Đảng, Nhà nước trao tặng xã danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồng chí Bùi Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng cho biết: Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ, Nhân dân trong xã tích cực, hăng say sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt trên 10%. Đến nay, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng: Nông nghiệp chiếm 62%, công nghiệp 21%, dịch vụ 17%. Nhân dân chủ động chuyển đổi vườn tạp, đưa nhiều giống cây mới vào canh tác như: Cam 16 ha, bưởi 36 ha, sachi 1,5 ha, dổi 29 ha, ngoài ra đưa vào trồng nhiều loại cây như nhãn, táo, mít… với diện tích trên 10 ha. Thu nhập bình quân toàn xã đến nay đạt 32 triệu đồng/ người/năm. Trong công tác xây dựng NTM, Đảng ủy, UBND xã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng NTM”. Nhân dân đã đóng góp ngày công, chủ động hiến đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình xây dựng thiết yếu. Đến nay, toàn xã đã hoàn thành 11/19 tiêu chí xây dựng NTM.

Công tác xóa đói, giảm nghèo ngày càng được quan tâm, hàng năm giảm hộ nghèo từ 4 - 8%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Từ năm 2021, tuyến đường Thượng Cốc - Quyết Thắng được Nhà nước đầu tư cải tạo và xây dựng với tổng mức đầu tư trên 82 tỷ đồng, chiều dài tuyến đường 6,2 km. Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho người dân xã Quyết Thắng và các vùng lân cận, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp VI - miền núi. Đây là con đường huyết mạch quan trọng giúp Quyết Thắng "thay da đổi thịt” trong những năm tiếp theo. Trao đổi về định hướng phát triển KT-XH trong những năm tiếp theo, đồng chí Bùi Xuân Tiến cho biết thêm, huyện sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng NTM, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Việt Lâm

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục