(HBĐT) - Trở thành "trào lưu” những năm gần đây, một bộ phận người dân trên địa bàn TP Hoà Bình và du khách thường bơi, tắm dọc tuyến sông tại khu vực hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình như một thói quen rèn luyện sức khoẻ, vừa là cách thức "giải nhiệt” mùa hè.


Kể cả trong điều kiện thời tiết dông bão, một số người dân vẫn chủ quan xuống sông Đà tắm ngay khu vực có biển cấm (ảnh chụp ngày 9/5).

Mối hiểm nguy rình rập

Cùng với các tỉnh phía Bắc, Hoà Bình vừa trải qua một đợt nắng nóng cao điểm đầu hè. Cũng bởi vậy mà lượng người đổ ra sông Đà bơi, tắm đông hơn, có thời điểm kín cả khúc sông như vào buổi sáng sớm và cuối giờ chiều. Trên con sông Đà tưởng chừng êm đềm, phẳng lặng đó từng xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm, nguyên nhân do người dân bất cẩn, chủ quan khi ra sông tắm.

Cảnh tượng thê lương trong vụ 8 học sinh bị đuối nước trên khúc sông Đà xảy ra vào đầu mùa hè 2019 trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Ông Nguyễn Ngọc Hiển, người dân làng chài phường Thịnh Lang chia sẻ: Lòng sông Đà rộng khoảng 200m, nhìn bằng mắt thường nước chảy hiền hoà nhưng có nhiều vùng nước xoáy, có điểm tạo thành lòng chảo nên kể cả người biết bơi, bơi giỏi vẫn khó thoát nạn. 8 đứa trẻ xấu số năm đó thiệt mạng do bị cuốn xuống lòng chảo xoáy. 

Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH TP Hoà Bình, trung bình mỗi năm, sông Đà qua địa bàn TP Hòa Bình lấy đi 5 - 6 mạng sống. Năm 2022, trong 2 vụ đuối nước ghi nhận trên địa bàn có 1 vụ xảy ra tại khu vực hạ lưu vào thời điểm trung tuần tháng 6, nam sinh Đàm Văn C., quê tỉnh Phú Thọ cùng 2 người bạn rủ nhau xuống tắm. 2 người bạn sau đó bơi được vào bờ, riêng nạn nhân C. mất tích. Mới đây, tại kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nam sinh tên Nguyễn Đức T. (SN 2003), quê tỉnh Vĩnh Phúc là sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông lên TP Hòa Bình chơi, cùng bạn xuống tắm sông tại khu vực tổ 9, phường Đồng Tiến dẫn đến bị đuối nước. Rất may T. được đội cứu hộ, công an, chính quyền địa phương có mặt kịp thời cứu sống, qua khỏi tình trạng nguy kịch sau khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.    

Những vụ việc đuối nước để lại nỗi đau vô cùng lớn, đồng thời là hồi chuông cảnh báo nhắc nhở mọi người cẩn trọng khi bơi, tắm trên sông Đà.

Tuyệt đối không chủ quan khi bơi, tắm trên sông Đà

Theo UBND TP Hoà Bình, vùng hạ lưu sông Đà gồm địa phận các phường, xã: Tân Thịnh, Thịnh Lang, Yên Mông, Thịnh Minh, Phương Lâm, Đồng Tiến, Trung Minh, đều thuộc vùng nước cấm để đảm bảo an toàn cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuỷ điện Hoà Bình. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người dân vẫn đến khu vực này để tắm, bơi, câu cá, phớt lờ nhắc nhở của cơ quan chức năng.

Hạ lưu sông Đà có nhiều đoạn nguy hiểm, nước xoáy, nước xiết khó lường. Các xã, phường có dòng sông chảy qua đã tiến hành rà soát những địa điểm dễ xảy ra đuối nước. Bên cạnh gắn biển cảnh báo, thành phố thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên hệ thống loa truyền thanh, các cuộc họp xóm, tổ nhắc nhở người dân nâng cao ý thức phòng tránh, không chủ quan khi đến ao, hồ, sông, suối để tắm hoặc vui chơi. Đang vào mùa nắng nóng, người dân ở các khu dân cư trên địa bàn và cả khách vãng lai thường xuyên xuống tắm, bơi lội ở "biển Đà”. Khuyến cáo bà con phải mặc áo phao để lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, cần trang bị kỹ năng bơi lội, các kỹ năng cần thiết khi bị đuối nước và kỹ thuật sơ cấp cứu người bị đuối nước. 

Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng Kinh tế TP Hoà Bình cho biết: Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. UBND TP Hoà Bình vừa ban hành Văn bản số 1316/ UBND-KT về việc tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Bên cạnh các nội dung công tác ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy, công tác phòng, chống đuối nước được đặc biệt lưu ý. Theo đó, tập trung tuyên truyền, vận động người dân không tự ý tắm, bơi tại khu vực hạ lưu sông Đà. Cắm biển cảnh báo tại các điểm có xoáy nước, nước sâu không đảm bảo an toàn. Tăng cường thông tin truyền thông trên hệ thống phát thanh ở các tổ dân phố, xóm cho người dân hiểu và thấy được việc mất an toàn khi tự ý tắm, bơi lội trên sông. Phòng GD&ĐT thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em đến từng trường học, lớp học; vận động gia đình thường xuyên quan tâm, trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ tai nạn thương tích, đuối nước.


Bùi Minh


Các tin khác


Tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.

Ra mắt mô hình “Tuyên truyền, vận động Nhân dân mở cửa thoát hiểm thứ hai”

(HBĐT) - Sáng 14/5, khối Dân vận, Đảng ủy phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) tổ chức ra mắt mô hình "Tuyên truyền, vận động Nhân dân mở cửa thoát hiểm thứ hai”, làm điểm tại tổ 10. Đây là mô hình đầu tiên trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực thoát nạn, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở khu dân cư.

Huyện Tân Lạc: Trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn trước kỳ nghỉ hè cho trẻ em

(HBĐT) - Ngày 13/5, tại xã Gia Mô, Huyện Đoàn Tân Lạc, Hội đồng Đội huyện phối hợp với Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ huyện, Đoàn xã và Công an xã Gia Mô tổ chức chương trình tuyên truyền phòng chống bạo lực xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em. Tham gia chương trình có 350 thiếu nhi, đội viên, nhi đồng...

Ngày hội “Thanh niên công nhân” và “Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác”

(HBĐT) - Ngày 13/5, tại huyện Lạc Thuỷ, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức "Ngày hội Thanh niên công nhân” và "Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác” năm 2023.

Công ty CP Bảo hiểm Quân đội tặng quà cho trẻ em, người hoàn cảnh khó khăn xã Thạch Yên

(HBĐT) - Ngày 12/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC) tổ chức chương trình tặng quà cho trẻ em, người hoàn cảnh khó khăn tại xã Thạch Yên (Cao Phong).

Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp hè

(HBĐT) - Tai nạn thương tích (TNTT) luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ an toàn cho con em. TNTT xảy ra, dù ở mức độ nào cũng gây ra những tổn hại về tinh thần, sức khỏe, thể chất cho trẻ em (TE). Do vậy, việc bảo đảm an toàn cho TE, phòng tránh TNTT hết sức quan trọng và cần sự vào cuộc của cả cộng đồng. Trên thực tế, TE có thể gặp TNTT bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Trẻ dễ bị TNTT khi thiếu sự quan tâm, giám sát của người lớn, các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ, nhất là kỳ nghỉ hè, TE được nghỉ ngơi, tự do vui chơi, phụ huynh lại bận rộn với công việc, thiếu thời gian chăm sóc, quản lý trẻ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục