(HBĐT) - Sau nhiều năm bám đất, bám rừng, bám hồ, con cá đã góp phần đắc lực làm thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình ở xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tận dụng nguồn nước sạch lòng hồ, bà con mạnh dạn chuyển từ đánh bắt cá tự nhiên sang nuôi cá cho nguồn thu nhập ổn định.

 


Nghề nuôi cá lồng góp phần thay đổi cuộc sống của người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. 

 
Sang Bờ là xóm có nhiều người đi tiên phong trong nuôi cá lồng ở xã Vầy Nưa. Là xóm như một ốc đảo nằm bên lòng hồ, bà con nơi đây sống bằng trồng rừng, làm nương và đánh bắt cá. Khi nguồn thủy sản ngày càng khan hiếm thì nhiều người nghĩ đến nuôi cá lồng phát triển kinh tế.

Một trong những người nuôi cá đầu tiên ở xóm là ông Đinh Công Son. Hiện giờ ông Son có hơn chục lồng cá nhiều loại như trắm cỏ, cá lăng, chiên, rô phi… Gia đình ông còn là địa chỉ tin cậy về việc cung cấp cá giống và làm dịch vụ nông nghiệp cho bà con ở Vầy Nưa. Dẫn chúng tôi ra thăm bè, ông Son chia sẻ: Con cá làm thay đổi cuộc sống nơi vùng lòng hồ. Nuôi cá trên lòng hồ vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp từ rau, cỏ và lao động nhàn rỗi lại có nguồn thu nhập đều đặn. Mỗi khi gia đình có việc cần thì chỉ cần bắt vài con cá cũng bằng cả tấn ngô.  Cá trắm cỏ là giống nuôi phổ biến ở đây. Nguồn thức ăn là cỏ, chuối, lá sắn, lá chuối… không phải mất tiền mua. Sau một năm, mỗi con đạt khoảng 5 kg, bán cho tư thương vài trăm nghìn đồng. Nếu thuận lợi, một lồng cá cho thu lãi cả chục triệu đồng.

Sau hàng chục năm nuôi cá, gia đình ông Son có nguồn thu nhập ổn định và có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Để có được thành quả phần lớn nhờ sự hỗ trợ cho vay của ngân hàng. Ban đầu không có vốn, gia đình ông Son vay để làm 1 lồng. Thấy nuôi cá có hiệu quả, ông vay lên 70 triệu đồng để đầu tư 3 lồng cá. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội giúp gia đình ông thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Không chỉ gia đình ông Son, nhiều gia đình khác như ông Ngọc, bà Hòa, ông Sang… đã mạnh dạn vay vốn nuôi cá lồng. Xóm Sang Bờ trở thành vựa cá của Vầy Nưa. Ông Bàn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: Xã có hơn 700 hộ dân, trong đó có hơn 200 hộ nghèo. Nhiều năm nay, bà con nơi đây chỉ sống bằng nghề trồng rừng, trồng lúa và đánh bắt cá. Tuy nhiên, trồng rừng và trồng lúa ở miền núi cho thu nhập thấp, không ổn định. Nghề đánh bắt cá ngày càng kém do nguồn thủy sản mỗi ngày một cạn kiệt. Nuôi cá lồng là một trong những cứu cánh của người dân. Từ một vài hộ trong xã, đến nay đã có 5/8 xóm phát triển nghề nuôi cá lồng với hơn 500 lồng cá. Bà con đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi. Dư nợ cả xã đã đạt 50 tỷ đồng, trong đó phần lớn đầu tư nuôi cá. Các hộ dân vay vốn đều kinh doanh có hiệu quả. Sau mỗi năm, số hộ nghèo của xã giảm dần. Nhiều hộ vay vốn làm ăn không phải để giảm nghèo nữa mà làm giàu trên chính quê hương. Trong mấy năm gần đây, giá thành xây dựng, nguyên vật liệu tăng giá. Bà con trong xã mong muốn ngân hàng sớm nâng hạn mức thuận lợi giúp các gia đình đầu tư lâu dài và ổn định.


Việt Lâm

Các tin khác


“Phiên chợ của tình người” tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 13/7, tại huyện Lương Sơn, Công an tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức "Phiên chợ của tình người” dành cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người tái hoà nhập cộng đồng đang sinh sống trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Người cao tuổi xã Cao Sơn - tuổi cao, chí càng cao

(HBĐT) - Mặc dù tuổi đã cao nhưng với tinh thần "Tuổi cao, chí càng cao”, cán bộ, hội viên người cao tuổi (NCT) xã Cao Sơn (Đà Bắc) tiếp tục hiến công, hiến kế, phát huy bản lĩnh và kinh nghiệm trong phong trào thi đua "Tuổi cao - gương sáng”. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương NCT tiêu biểu trên các lĩnh vực đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.   

Xã Chí Đạo mong lắm những cây cầu bê tông

(HBĐT) - Mùa khô thì sử dụng cầu tạm để vượt sông, suối. Mùa mưa nước lũ dâng cao phải đi đường vòng hàng cây số để đến khu sản xuất. Việc thiếu những chiếc cầu bê tông phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa từ lâu đã trở thành nỗi trăn trở của người dân xã Chí Đạo (Lạc Sơn). Đây được xem là một trong những rào cản của quá trình hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 

Biểu dương cán bộ hội cơ sở giỏi; Chương trình mẹ đỡ đầu - lan tỏa yêu thương

(HBĐT) - Ngày 11/7, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương cán bộ hội cơ sở giỏi, người đứng đầu các mô hình tiêu biểu tại cộng đồng; giao lưu dân vũ cấp tỉnh; chương trình "Mẹ đỡ đầu-lan tỏa yêu thương”. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và một số sở, ban, ngành tỉnh.

Huyện Kim Bôi ra mắt mô hình điểm “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” cấp xã

(HBĐT) - Sáng 11/7, Ban Dân vận Huyện ủy Kim Bôi phối hợp xã Kim Bôi tổ chức ra mắt mô hình  điểm "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” cấp xã.

Bàn giao 2 công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Chiều 10/7, Huyện đoàn Đà Bắc phối hợp với Khoa Kinh tế phát triển nông thôn (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Chi đoàn Ban Dân tộc tỉnh tổ chức lễ bàn giao công trình thanh niên tại xã Tú Lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục