(HBĐT) - Với địa hình chia cắt, độ dốc lớn, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống. Tỉnh đã phải cấp bách triển khai các khu tái định cư (TĐC) để ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho hộ dân tại các TĐC gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.



Khu TĐC Mớ Khoắc, thị trấn Bo (Kim Bôi) được đầu tư hạ tầng đồng bộ, đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 1.471 hộ cần bố trí TĐC xen ghép, 2.909 hộ cần bố trí TĐC tại chỗ. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã triển khai 29 khu (TĐC) cho 1.683 hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Trong số này, 25 khu TĐC đã có 1.494 hộ chuyển đến sinh sống, gồm khu TĐC tại các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Yên Thủy và TP Hòa Bình. 4 khu TĐC đang triển khai dang dở, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho 169 hộ. Trước năm 2018, tỉnh cũng đã triển khai 4 khu TĐC, trong đó có 3 khu TĐC đã hoàn thành với 209 hộ dân chuyển đến sinh sống. Hiện có khoảng 1.700 hộ dân các khu TĐC đã cơ bản ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Toàn tỉnh mới cấp GCNQSDĐ cho 379 hộ dân, đạt khoảng 23% tổng số hộ dân chuyển đến các khu TĐC.

 Đà Bắc là huyện vùng cao, thường xuyên xảy ra trượt sạt, đá lở, đá lăn, lũ ống, lũ quét. Thiên tai gây hậu quả nặng nề cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Huyện có 5 khu TĐC tại các xóm: Lau Bai, xã Vầy Nưa; xóm Túp, xã Tiền Phong; xóm Kế, xã Mường Chiềng; xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng; xóm Bưa Cốc, xã Nánh Nghê. Đến nay mới có 188 hộ tại các khu TĐC được cấp GCNQSDĐ với diện tích 8,9 ha. 135 hộ ở khu TĐC thuộc các xóm: Cháu, xã Tú Lý; Ca Lông, xã Đồng Chum; Kế, Bưa Trùng, xã Hiền Lương; Nà Tèn, xã Nánh Nghê; Bằng, xã Giáp Đắt; Tung Đẻ, xã Mường Chiềng chưa được cấp GCNQSDĐ dù đã ổn định chỗ ở.
Đối với TP Hòa Bình, các hộ dân cũng chưa được cấp GCNQSDĐ. Theo cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương, nguyên nhân chưa cấp GCNQSDĐ cho hộ dân tại các khu TĐC là do khi triển khai các dự án khẩn cấp, việc áp dụng các văn bản luật liên quan chưa cụ thể về quy trình thực hiện, bao gồm cả về thẩm quyền, thủ tục các bước thực hiện đầu tư, đo đạc bản đồ, thanh quyết toán. Kinh phí thực hiện mới chỉ đáp ứng được giai đoạn đầu tư hạ tầng, chưa bố trí được kinh phí trích đo để thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định. Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa kịp thời, việc thu hồi GCNQSDĐ, chuyển đổi đất nơi ở cũ của các hộ thành đất canh tác sản xuất còn hạn chế; chưa có kinh phí đo đạc cho diện tích đất của các hộ dân; một số hạ tầng đầu tư chưa phù hợp, việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân xen ghép gặp khó khăn…

Đồng chí Bùi Quang Toàn, Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân khu TĐC trên địa bàn tỉnh chậm và còn nhiều khó khăn. Hiện còn trên 1.200 hộ chưa được cấp GCNQSDĐ. Việc TĐC ổn định cuộc sống người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh xuống cơ sở. Từ năm 2017 đến nay, do thiên tai, mưa lũ gây trượt sạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Một số khu TĐC đã hoàn thành, một số khu còn dở dang do thiếu nguồn lực. Có khu TĐC đã chuyển dân nhưng công tác thu hồi đất chưa thực hiện; một số khu thực hiện theo hình thức xen ghép… Trong tổng số 1.400 hộ, đến nay đã có 335 hộ được cấp GCNQSDĐ, 317 hộ đang thực hiện, còn 770 hộ chưa được cấp GCN. Nguyên nhân hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất chưa được thực hiện tại một số khu TĐC vì thời điểm xây dựng là cấp bách nên các thủ tục đất đai chưa thực hiện, trong khi đó quy định của pháp về chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Bên cạnh đó còn chi phí cho GPMB, khi cấp bách thì ứng trước mặt bằng; thiếu kinh phí đo đạc cấp GCN. Công tác dự báo lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các khu TĐC chưa chủ động. Việc cấp mới GCN cho người dân khu TĐC phải thực hiện thu hồi diện tích đất của người dân bị sạt lở, sau đó thực hiện các trình tự thủ tục cấp mới, rồi mới thực hiện cấp GCNQSDĐ cho người dân. Sở TN&MT đang đề xuất triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân theo quy định của pháp luật. Đối với các hộ dân trên địa bàn huyện Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu đang thực hiện đo đạc tổng thể sẽ được cấp GCNQSDĐ trong năm 2023. Nếu như đảm bảo kinh phí đo đạc, 500 hộ còn lại sẽ cơ bản thực hiện trong năm 2024. Về giải pháp, cần chủ động khảo sát, dự báo tình hình thiên tai, nguy cơ trượt sạt, trên cơ sở đó bố trí quỹ đất TĐC để bổ sung, cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch dụng đất hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi đất rừng, đất lúa theo quy định. Bên cạnh đó, các huyện phải chủ động phối hợp lập các dự án khu TĐC, lập quy hoạch chi tiết đồng bộ để khi có vấn đề xảy ra thì tổ chức thực hiện ngay.


L.C

Các tin khác


Khi nam giới tham gia công tác Hội Phụ nữ - ghi nhận tại thị trấn Cao Phong

(HBĐT) - Một trong những điểm mới của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) được thông qua tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 là bổ sung quy định về hội viên danh dự. Trong đó, lần đầu tiên Hội LHPN Việt Nam công nhận hội viên danh dự có thể là nam giới. Chi hội Phụ nữ khu 5, thị trấn Cao Phong là đơn vị đầu tiên của huyện Cao Phong triển khai, thực hiện việc công nhận này. Qua đó hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong các phong trào, hoạt động của chi hội phụ nữ.

Mô hình “Nhà trọ tự quản về ANTT” ở huyện Lương Sơn: Gắn kết tình làng nghĩa xóm, đảm bảo an ninh cơ sở

(HBĐT) - Cũng như gia đình chị Nguyệt, gia đình ông Nguyễn Minh Các ở thôn Năm Lu, xã Hòa Sơn có 19 phòng trọ cho thuê. Nhiều năm qua, gia đình ông cũng chưa phải giải quyết bất kỳ mâu thuẫn, xích mích nào. Tình hình ANTT của khu trọ luôn được đảm bảo. Có được những kết quả đó là do có sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả, trách nhiệm của các thành viên mô hình "Nhà trọ tự quản về ANTT” mà các gia đình kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà trọ tham gia.

Hỗ trợ huyện Mù Cang Chải 550 triệu đồng khắc phục hậu quả thiên tai

(HBĐT) - Ngày 12/8, tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Ủy ban MTTQ và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ, giúp đỡ địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.

Tây Tiến tài hoa, anh dũng - một thời và mãi mãi

 "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ? 
 Có nhớ dáng người trên độc mộc, 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa? 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
 Quân xanh màu lá dữ oai hùng. 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. 
                                                       
(Quang Dũng)

Tháo gỡ vướng mắc dự án hồ Khả và Đồi Thung tại xã Quý Hòa

(HBĐT) - Dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp hồ Khả, Đồi Thung tại xã Quý Hòa (Lạc Sơn) là 2 dự án trọng điểm được kỳ vọng sẽ tạo ra sản phẩm du lịch, dịch vụ chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỉnh và các ngành chức năng, cùng huyện Lạc Sơn đang tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thực hiện các thủ tục liên quan để dự án khởi công theo kế hoạch.

Ngày cao điểm chiến sỹ tình nguyện vì đô thị văn minh 

(HBĐT) - Sáng 11/8, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp cùng Công ty Điện lực Hoà Bình và thị trấn Ba Hàng Đồi tổ chức hoạt động điểm cấp tỉnh Ngày cao điểm "Chiến sỹ tình nguyện vì đô thị văn minh và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính”. Đây là hoạt động có quy mô lớn với sự đồng loạt ra quân, triển khai trong toàn quốc tại 100% địa bàn phường, thị trấn trong 63 tỉnh, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục