Từ bao đời nay, các thế hệ con cháu Mường Động đã giữ gìn món ăn truyền thống cơm lam của cha ông để lại. Qua bao thăng trầm, nhưng người dân khu Mớ Đá, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi vẫn giữ được "hồn” nghề, tạo ra sản phẩm đặc trưng. Hiện nay, cơm lam Mường Động trở thành món ăn nổi tiếng được nhiều người biết đến và được bán nhiều tại điểm khu du lịch Suối khoáng.



Chị Bùi Thị Giúp, khu Mớ Đá, thị trấn Bo (Kim Bôi) chuẩn bị nguyên liệu làm cơm lam.

Gia đình chị Bùi Thị Giúp ở khu Mớ Đá, thị trấn Bo có nghề làm cơm lam từ lâu. Chị Giúp cho biết: Thời điểm làm cơm lam ngon nhất là vào tháng 4, khi cây hóp ra lá bánh tẻ, gióng mềm, non, có lớp màng giấy trắng, mỏng bên trong ống. Với chị Giúp, cơm lam không chỉ là món ăn độc đáo của người Mường Động mà còn là sản phẩm chứa đựng sự kỳ công, khéo léo, đức tính chịu khó của người phụ nữ. Nghề làm cơm lam đã mang lại thu nhập khá cho gia đình chị những lúc nông nhàn.

Để sản phẩm có chất lượng thơm ngon, gia đình chị luôn lựa chọn nguyên liệu đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ khâu sơ chế đến khi chế biến thành phẩm, giữ được hương vị đặc trưng của cơm lam. Sau khi bỏ gạo vào ống hóp, phải đổ thêm nước dừa vào ống hóp ngâm trực tiếp, dùng lõi ngô nút ống lại. Tiếp đó, mang ống cơm lam ra đốt trên bếp củi.

Chị Giúp cho biết thêm: Điều quan trọng lúc đốt cơm lam là phải biết điều chỉnh ngọn lửa cho đều và xoay lật ống hóp luôn tay để không làm ống bị cháy và cho hạt gạo chín đều, dẻo, thơm ngon. Khâu nướng cơm lam là khó và lâu nhất, thường phải thực hiện trong 2 giờ. Cơm lam ngon hay không phụ thuộc vào khâu này. Ban đầu phải cho lửa cháy to. Vì thế, củi để đun thường có cả nứa khô, phải xoay đều các ống cơm lam.Khi những ống cơm lam khô nước và có mùi thơm tỏa ra sẽ bớt lửa, chỉ còn để than nóng. Cơm lam sau khi chín để nguội từ 10 - 15 phút, sau đó dùng dao róc lớp vỏ ngoài cùng đã bị đốt cháy của ống hóp. Khi ăn, dùng tay tước vỏ để giữ được nguyên vẹn lớp màng cơm, vì đây là một phần quan trọng tạo nên hương vị đặc sắc của món ăn.

Sản phẩm cơm lam Mường Động của gia đình chị Bùi Thị Giúp được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Từ món ăn dân dã, năm 2021 cơm lam Mường Động của gia đình chị Giúp đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiện nay, ngoài được bán tại các điểm du lịch trong huyện, sản phẩm OCOP cơm lam Mường Động còn được bán tại một số cửa hàng thực phẩm trong tỉnh và TP Hà Nội. Để giữ gìn và phát triển nghề làm cơm lam truyền thống, người dân khu Mớ Đá đã hình thành tổ hợp sản xuất cơm lam, vừa để trao đổi kinh nghiệm vừa phục vụ du khách gần xa. Hiện nay, tại khu Mớ Đá có trên 30 hộ làm cơm lam. Trung bình mỗi ngày, mỗi hộ bán được từ 70 - 100 ống. Ngày lễ có hộ bán được 500 ống. Trừ chi phí, trung bình mỗi hộ thu về gần 8 triệu đồng/tháng. Ngoài bán tại điểm Suối khoáng, các hộ còn gửi cho khách ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương...

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bo cho biết: Thời gian tới, cùng với sự phát triển của du lịch, đặc sản cơm lam cũng như những sản vật địa phương sẽ có điều kiện phát huy giá trị. Đảng ủy, chính quyền thị trấn luôn tạo điều kiện, động viên bà con phát triển, giữ vững nghề để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo níu chân du khách.


Bùi Thoa

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)


Các tin khác


Phòng tránh hàng giả, hàng kém chất lượng dịp cuối năm

Đấu tranh với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là trách nhiệm của toàn xã hội. Khi mua phải hàng này, người đầu tiên bị thiệt hại là người tiêu dùng. Do vậy, mỗi người cần thông thái hơn trong đánh giá và lựa chọn sản phẩm, từng bước đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ra khỏi thị trường.

Ấm áp những ngôi nhà Agribank

Từ sự chung tay, góp sức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Kim Bôi, trong thời gian qua, nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở khang trang, ấm áp nghĩa tình. Đây là điều kiện để giúp các hộ nghèo an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Lạc: Thiết thực các hoạt động nhân đạo, từ thiện

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Lạc đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đậm tính nhân văn, hướng tới đối tượng yếu thế, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giúp họ từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục