Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày; còn dịp lễ 30/4-1/5 được nghỉ 5 ngày.
Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày, rơi vào thứ hai ngày 7/4 (ngày 10/3 âm lịch). Liền kề trước ngày nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương là thứ Bảy, Chủ nhật.
Treo cờ dịp lễ, Tết tại xã vùng cao Tà Xùa, Sơn La. Ảnh: XC
Vì vậy, công chức, viên chức, người lao động có thể được nghỉ 3 ngày liên tiếp từ ngày 5/4 đến hết ngày 7/4, bao gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Dịp lễ 30/4-1/5, công chức, viên chức, người động được hoán đổi ngày làm việc từ thứ sáu (ngày 2/5), sang thứ bảy (ngày 26/4) và được nghỉ 5 ngày, từ 30/4 đến hết 4/5.
Với các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Lịch nghỉ trong năm 2025 được công bố sớm để người lao động chủ động công việc và có thể sắp xếp chương trình đi nghỉ, du lịch trong những dịp này. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ theo lịch nêu trên.
Do nhu cầu công việc, có thể doanh nghiệp chủ động đề nghị người lao động đi làm vào ngày lễ, Tết và phải tuân theo Luật Lao động khi tính làm thêm giờ cho người lao động.
Theo Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 11 ngày lễ, Tết sau đây: Tết Dương lịch được nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch); Tết Âm lịch là 5 ngày; ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch); ngày Quốc tế lao động được nghỉ 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch); Quốc khánh là 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau); Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Trong năm 2025, công chức, người lao động có 22 ngày nghỉ các dịp lễ, Tết, gồm 11 ngày chính thức và 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hàng tuần, hoán đổi ngày làm việc.
Theo Baotintuc.vn
Ngày mồng 2 Tết Ất Tỵ thời tiết đẹp, thuận lợi cho hoạt động du xuân, vui Tết. Với nhiều điểm đến hấp dẫn, trung tâm thành phố Hòa Bình thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham quan, trải nghiệm.
Trong khi mọi nhà, mọi người quây quần bên gia đình, tận hưởng những bữa cơm đoàn viên mừng Tết cổ truyền của dân tộc thì những "chiến sỹ áo cam” vẫn miệt mài làm việc để đảm bảo dòng điện thông suốt, phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết…
Đêm giao thừa, thời tiết rét ngọt như "thêm gia vị” cho khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vào lúc 22h trong đêm giao thừa, người dân thành phố Hoà Bình háo hức đổ về khu vực cầu Hoà Bình trên dòng sông Đà để ngắm nhìn những chùm pháo hoa rực rỡ trên dòng sông ánh sáng chào đón năm mới.
Chiều 28/1 (29 tháng Chạp), tại Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Hoà Bình, lực lượng quân đội đã hoàn tất việc lắp đặt các giàn pháo hoa tầm thấp, đưa pháo vào ống phóng. Kịch bản bắn pháo hoa đã hoàn thành, từng loạt bắn chính xác đến từng giây.
Những ngày áp Tết, chúng tôi có dịp trải nghiệm phiên chợ cuối cùng của năm cũ Giáp Thìn tại xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) và xã Quyết Thắng (Lạc Sơn). Phiên chợ không chỉ đơn thuần để bà con sắm sửa các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết mà còn là dịp để gặp gỡ, giao lưu trước khi chính thức đón Tết cổ truyền của dân tộc.