Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Vũ Điệp, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã đầu tư máy móc, trang thiết bị để thành lập cơ sở may gia công thú nhồi bông, đồ thổ cẩm, trang phục dân tộc, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/ người/tháng.
Người lao động tại HTX Vũ Điệp (thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc) may gia công các sản phẩm thổ cẩm truyền thống.
Hợp tác xã Vũ Điệp được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2024. Ban đầu thành lập, HTX có 10 lao động, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Nhờ chủ động, kịp thời nắm bắt cơ hội thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Đến nay, HTX đã mở rộng quy mô, duy trì việc làm cho trên 30 lao động với mức thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/ người/tháng. Lĩnh vực sản xuất chính của HTX là gia công thú nhồi bông xuất khẩu và trang phục dân tộc Mường. Trong năm 2024, HTX sản xuất được trên 100 nghìn sản phẩm thú nhồi bông, trên 5.000 sản phẩm ba lô, túi xách, trang phục dân tộc. HTX chú trọng, dành nhiều ưu tiên trong sản xuất trang phục dân tộc. Mục tiêu được HTX hướng tới là duy trì và phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn mang tính truyền thống, có giá trị kinh tế cao.
Anh Vũ Đăng Điệp, Giám đốc HTX Vũ Điệp chia sẻ: Những năm gần đây, phần lớn lực lượng lao động nông thôn trẻ tuổi trên địa bàn huyện đều đi làm công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty ở xa. Tuy nhiên, đối với phụ nữ, khi đi làm xa nhà, họ không có điều kiện chăm sóc gia đình, con cái. Nhiều chị em ở nhà thường chỉ có thể làm nông nghiệp nên không có thu nhập ổn định. Xuất phát từ đó, tôi quyết định thành lập HTX và mở xưởng may nhằm tạo việc làm cho người dân trên địa bàn và khu vực lân cận.
Khi mới đi vào hoạt động, HTX gặp không ít khó khăn, nhất là về kỹ thuật may, do người lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. HTX đã tích cực đào tạo, hướng dẫn, mời một số thợ may có kinh nghiệm làm việc tại các nhà máy, trung tâm dạy nghề hướng dẫn trực tiếp cho người lao động. Nhờ đó, hiện người lao động tại HTX đều thành thạo các công đoạn may gia công và có thu nhập ổn định từ công việc này.
Chị Bùi Thị Biền ở thị trấn Mãn Đức chia sẻ: Trước đây, ngoài công việc đồng áng thì tìm việc làm khác tại địa phương rất khó khăn. Từ khi HTX Vũ Điệp mở xưởng sản xuất tôi đã tìm được công việc phù hợp. Vừa được làm việc gần nhà, vừa có thời gian chăm sóc con nhỏ. Thời gian đầu chưa quen với máy móc, nhưng qua quá trình làm được mọi người nhiệt tình chỉ bảo từng chi tiết, giờ tôi đã quen với công việc và có thể làm tốt các sản phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng. Tôi mong HTX có thêm nhiều đơn hàng để người lao động có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Ngoài giải quyết việc làm cho lao động địa phương, HTX Vũ Điệp tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động như: đảm bảo cơ sở hạ tầng, có đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, HTX quan tâm hỗ trợ tiền ăn trưa, thưởng chuyên cần cho người lao động… "Từ doanh thu đạt được, thời gian tới, HTX tiếp tục đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc tiên tiến, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao để nâng cao chất lượng sản phẩm. Không ngừng cải tiến mẫu mã nhằm tìm kiếm thêm nhiều đối tác khách hàng mới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nâng mức thu nhập cho người lao động đạt trung bình từ 8 - 9 triệu đồng/người/tháng. Nâng cao hiệu quả hoạt động đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, anh Vũ Đăng Điệp, Giám đốc HTX Vũ Điệp chia sẻ.
Đồng chí Phan Minh Tuyến, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh cho biết: Mặc dù mới thành lập nhưng nhờ sự năng động, nhạy bén, HTX Vũ Điệp bước đầu thành công với mô hình xưởng may gia công. Trung tâm tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn HTX tiếp cận các nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất; phối hợp với các đơn vị liên quan đưa các sản phẩm đặc sắc của HTX lên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh, trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh.
Hoàng Dương
Sáng 17/4, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, Ban Chỉ đạo (BCĐ) an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động và diễu hành tuyên truyền cổ động "Tháng hành động vì ATTP” năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ chủ trì lễ phát động. Tham dự có lãnh đạo các ban, sở, ngành chức năng; các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố.
Thông tin từ các cơ quan chức năng địa phương cho biết, sau cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo và các cơ quan chức năng huyện Đà Bắc vào chiều 14/4/2025, 8/15 hộ dân còn vướng mắc về giá đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu thuộc địa phận xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã đồng tình với mức giá đền bù được đề xuất.
Ngày 16/4, tại thành phố Hòa Bình, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin Việt Nam tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác Hội 26 tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XIV. Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự và chúc mừng hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình; lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị trong tỉnh; Hội NNCĐDC/dioxin 26 tỉnh, thành phố phía Bắc…
Ngày 15/4, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025) và hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước "Tuổi cao - gương sáng” tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội NCT tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố…
Là một trong những công đoàn cơ sở tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua "Lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh” năm 2024, Công đoàn Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn (xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn) luôn xác định người lao động (NLĐ) là lực lượng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ban Chấp hành Công đoàn (BCHCĐ) đã phối hợp chủ sử dụng lao động triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Từ đó góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025, đã thay đổi quy định về điều kiện hưởng lương hưu so với Luật BHXH 2014. Theo đó, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên, sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng và được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình hưởng lương hưu.