Từ nay đến năm 2025, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề... theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện: Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây.


Làng nghề Vạn Phúc, Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Theo kế hoạch số 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, Hà Nội đề ra mục tiêu, mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố triển khai ít nhất từ 1 đến 3 sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch"; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Thành phố Hà Nội phấn đấu mỗi huyện, thị xã có tiềm năng xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể là nông dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho tối thiểu 80% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Đáng chú ý, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề... theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện: Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, thành phố Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố; tổ chức lựa chọn, hỗ trợ và phát triển các điểm đến du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống, ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch"; xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù, có sự tham gia của các chủ thể nông dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh và doanh nghiệp...

Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch này sẽ được lấy từ kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngân sách thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành và nguồn xã hội hóa...

Kế hoạch này là một trong những nội dung nhằm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy và Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND thành phố thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025"...

Theo Sở Du lịch Hà Nội, vùng ngoại thành Hà Nội có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, sinh thái và trong thời gian qua nhiều đơn vị đã xây dựng sản phẩm kết nối từ khu vực nội thành ra ngoại thành. Đây cũng là sản phẩm đặc trưng Sở cũng đang hướng xây dựng trong thời gian tới.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tạo “luồng xanh” cho du lịch “cất cánh”

Thời điểm mở cửa hoàn toàn du lịch trong nước và quốc tế đã cận kề, nhưng đến nay, nhiều người làm du lịch vẫn băn khoăn khi còn không ít nội dung liên quan thủ tục, quy trình đón khách chưa được thống nhất, đặc biệt là về chính sách visa và những quy định xuất nhập cảnh, cách ly y tế. Vì thế để việc mở cửa du lịch thật sự hiệu quả, an toàn, linh hoạt, Việt Nam cần gỡ bỏ một cách hợp lý những rào cản làm du khách e ngại.

Bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

(HBĐT) - Là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng (Bi, Vang, Thàng, Động), Nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong luôn tự hào về bản sắc văn hoá Mường Thàng với những giá trị bền vững được lưu giữ và phát huy trong cuộc sống hôm nay.

“Săn mây” ở Hầu Chư Ngài

Nằm ở độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển, cách trung tâm Sa Pa khoảng 7 km, thôn Hầu Chư Ngài thuộc xã Hầu Thào, thị xã Sa Pa là điểm săn mây lý tưởng đối với những người yêu thích du lịch trải nghiệm, khám phá khi đến tỉnh Lào Cai.

Huyện Lạc Thủy: Thích ứng để phát triển du lịch

(HBĐT) - Xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã tranh thủ mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

Theo lộ trình, du lịch Việt Nam sẽ hoàn toàn mở từ ngày 15/3, đón khách quốc tế ở tất cả các địa phương thay vì thí điểm như hiện nay.

Huyện Cao Phong: Xây dựng các điểm du lịch vùng hồ an toàn, thân thiện, hấp dẫn

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Cao Phong có 2 xã thuộc vùng hồ là Bình Thanh và Thung Nai. Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển khu du lịch (KDL) hồ Hoà Bình, nhận thức về phát triển du lịch trong Nhân dân được nâng lên, hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, các điểm đến, sản phẩm du lịch địa phương được tăng cường quảng bá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục