(HBĐT) - Từ năm 2017, tỉnh thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về phát triển khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng KDL hồ Hòa Bình bước đầu đáp ứng các điều kiện để trở thành KDL quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành KDL quốc gia, với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa dân tộc gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình.


Thung Nai (Cao Phong) với nhiều cảnh đẹp, là điểm đến hấp dẫn du khách khi khám phá vùng hồ Hòa Bình.

Nằm trong khu vực hồ Hòa Bình - hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, KDL hồ Hòa Bình có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn, cùng các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo. KDL trải dài 54 km theo lòng hồ, thuộc các huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và TP Hòa Bình, diện tích 52.200 ha, trong đó, 1.200 ha nằm trong quy hoạch vùng lõi.

Quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế KDL, tỉnh đã thực hiện các dự án nâng cấp tuyến đường tỉnh 435 đi qua các xã: Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong), Suối Hoa (Tân Lạc), với tổng mức đầu tư 756 tỷ đồng, tổng chiều dài 24,8 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III - miền núi; làm đường giao thông trục chính của đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc) dài 2,25 km, tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng; đầu tư hỗ trợ thực hiện cải tạo sân phục vụ sinh hoạt cộng đồng tại xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc), cải tạo tuyến đường liên xóm Ngòi, đường vào thăm quan động Hoa Tiên, xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc), tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng các đội văn nghệ dân tộc, trang thiết bị, đạo cụ, thiết bị cho các điểm du lịch cộng đồng. Xây dựng các cột phát sóng ở tất cả các điểm du lịch trên KDL hồ Hòa Bình. Hiện tại, KDL hồ Hòa Bình có trên 200 phương tiện tàu thuyền vận chuyển khách du lịch, 107 cơ sở lưu trú (14 khách sạn, 32 nhà nghỉ, 61 nhà nghỉ cộng đồng).

Bên cạnh đó, tỉnh có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển du lịch, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án. Đến nay, KDL hồ Hòa Bình có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép, hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư khoảng 3.303,9 tỷ đồng. Thu hút 11 dự án đầu tư phát triển du lịch, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 757 ha, tổng nguồn vốn đầu tư khoảng trên 3.200 tỷ đồng. Các dự án có mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn hóa các dân tộc, du lịch tâm linh...

Bên cạnh các khu, điểm thăm quan du lịch như: đền Thác Bờ (Cao Phong - Đà Bắc), động Bờ (Tân Lạc), đảo Dừa, đền Đôi Cô (Đà Bắc), đảo Xanh (Cao Phong), các điểm du lịch cộng đồng xóm Ké, xóm Đức Phong (Đà Bắc), xóm Ngòi (Tân Lạc)..., trong KDL hồ Hòa Bình còn có một số khu, điểm du lịch sinh thái mới như: Mai Châu Hideaway, khu du lịch sinh thái BaKhan (Mai Châu), Sunlegend - Ecolodge (Đà Bắc). Ngoài ra, các sản phẩm du lịch hấp dẫn khác như khu công viên nước tại xóm Ngòi, xã Suối Hoa, với trên 130 trò chơi như mô tô nước, thuyền cao tốc chất lượng cao, thu hút nhiều du khách. Tỉnh cũng đã mở tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà, xây dựng chương trình nghỉ dưỡng cuối tuần trên KDL, chương trình trải nghiệm trên hồ Hòa Bình.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cho KDL hồ Hòa Bình được đẩy mạnh. UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch; tham gia các hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch tại TP Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, để giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, sản phẩm của KDL. Tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip trong nước, quốc tế nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu, quảng bá về tài nguyên KDL. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí của T.Ư, của tỉnh tăng cường quảng bá, giới thiệu về KDL hồ Hòa Bình, xây dựng trang thông tin điện tử KDL, video clip, sách giới thiệu những trải nghiệm, khám phá du lịch hồ Hòa Bình.

Hiện nay, hoạt động du lịch tại KDL hồ Hòa Bình đang khởi sắc, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Năm 2019, KDL đón 550.000 lượt khách, chiếm khoảng 17,7% tổng lượng khách du lịch toàn tỉnh, trong đó, 26.000 lượt khách quốc tế, tổng thu từ hoạt động du lịch khoảng 160 tỷ đồng, chiếm 7,7% tổng thu từ hoạt động du lịch toàn tỉnh.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo du lịch tỉnh nhấn mạnh: Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 là xây dựng KDL hồ Hòa Bình bước đầu đáp ứng các điều kiện, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên bố trí từ NSNN để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, bến thuyền kết nối các điểm du lịch; đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư dự án phát triển du lịch đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, phát triển nhà hàng đạt chuẩn, KDL sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ đầu tư khai thác tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, vui chơi giải trí; tăng cường thông tin, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch, triển khai có hiệu quả trang thông tin điện tử du lịch thông minh, để quảng bá cho KDL.


Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục