(HBĐT) - Cử tri hỏi: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn quan tâm đến công tác thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ về trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng cho đối tượng là cán bộ, công chức. Hiện nay, một số trường hợp đã làm hồ sơ nhưng chưa được giải quyết.


Trả lời: Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2019, do đó, kiến nghị của cử tri xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Hiện nay, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP, ngày 18/10/2019 của Chính phủ. Theo đó, điều kiện và mức trợ cấp lần đầu đối với cán bộ, công chức cấp xã (khi nhận công tác ở các xã thuộc vùng ĐBKK) được quy định tại Điều 6, Nghị định này; điều kiện, mức trợ cấp một lần khi chuyển công tác khỏi vùng ĐBKK được quy định tại Điều 8, Nghị định này.

Cụ thể như sau:

Trợ cấp lần đầu: Các đối tượng theo quy định tại nghị định khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức thuộc vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK, được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác (chỉ thực hiện 1 lần trong thời gian thực tế làm việc tại vùng cao).

Trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK hoặc nghỉ hưu: Các đối tượng theo quy định tại nghị định đang công tác, có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK từ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng ĐBKK hoặc nghỉ hưu, được hưởng trợ cấp 1 lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK, cụ thể là mỗi năm công tác ở vùng ĐBKK được trợ cấp bằng 1/2 mức lương tháng hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Nguồn kinh phí được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước theo quy định.

Hàng năm, UBND các huyện thẩm định, tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính; Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu của toàn tỉnh (vào cùng thời điểm báo cáo thực hiện cải cách tiền lương) và báo cáo Bộ Tài chính. Ngay sau khi Bộ Tài chính cấp kinh phí cho địa phương, Sở Tài chính sẽ báo cáo UBND tỉnh bổ sung kinh phí cho các đơn vị chi trả cho đối tượng theo quy định.

(Còn nữa)


Đ.H (TH)


Các tin khác


Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn

Bà Nguyễn Thị Luyến (Yên Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết quy định về rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn?

Những hành vi làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa

Bà Nguyễn Thị Hoa (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những hành vi nào làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa (DSVH)?

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Bà Lê Thị Thu (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

Thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bà Nguyễn Thị Hải (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định như thế nào?

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Ông Nguyễn Hòa (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những dữ liệu cá nhân nào được coi là nhạy cảm?

Giải đáp pháp luật: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ông Phạm Hùng (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết việc nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục