(HBĐT) - Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Tân Lạc có 24 xã, thị trấn, chia thành 4 vùng: vùng cao, vùng thượng, vùng xã và vùng trung. Là địa hình miền núi chia cắt, nhiều khu vực độ dốc lớn, địa chất không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ trượt sạt, lở đất, đá và lũ quét, lũ ống đe dọa sản xuất, đời sống của người dân. Huyện đã rà soát các khu vực nguy cơ cao để ứng phó với thiên tai.

 

Theo đó xác định: khu vực có nguy cơ trượt lở đất tại các xã: Địch Giáo, Quy Mỹ, Lỗ Sơn, Ngọc Mỹ và Đông Lai. Các xã Quyết Chiến, Lũng Vân nằm trong thung lũng cacxtơ nên hiện tượng lũ, úng ngập diễn ra rất mạnh. Nhiều xã vùng cao như Nam Sơn, Bắc Sơn, các xã ven hồ Trung Hòa, Ngòi Hoa không có mặt bằng, người dân làm nhà bám vào sườn núi đã được cảnh báo để nâng cao ý thức cảnh giác di dời. Tai biến sụt đất phát triển theo dạng tuyến từ Lũng Vân đến Ngổ Luông. Lưu vực suối Lảng thuộc xã Ngọc Mỹ là một trong những lưu vực suối đã từng xảy ra các trận lũ quét trong lịch sử điển hình của huyện Tân Lạc.  Lũ quét còn xảy ra trên các sông, suối thuộc lưu vực suối Môn, xã Đông Lai. Thực tế, hiện tượng lũ úng ngập rất nặng nề ở các xã Lũng Vân, Nam Sơn, Ngổ Luông.

 

Mưa lũ làm đứt ngầm Bò Lòn và bai Hói Đai, xã Đông Lai (Tân Lạc).

 

Ảnh hưởng của các cơn bão gần đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa to, gió lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.  Trong đó, cơn bão số 1 làm xói lở, trượt sạt ngầm Bò Lòn và bai Hói Đai, xã Ngọc Mỹ. Nước xoáy sâu vào đường từ trung tâm xã đi các xã Văn Sơn - Miền Đồi của huyện Lạc Sơn đe dọa cột điện đường dây 220 KV sát đường. Ngầm đường lên xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ cũng trượt sạt nếu tiếp tục mưa lớn sẽ đứt đường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, giao thương hàng hóa của bà con. Cơn bão số 2 gây xỏi lở trên địa bàn xã Phú Minh và một số ít diện tích ven các suối. Cơn bão số 3 đã làm sạt hồ trên địa bàn xã Ngọc Mỹ, 6 con gia súc bị sét đánh và khoảng 0, 5 ha hoa màu xã Phú  Cường bị đất, đá vùi lấp… Huyện đã tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ gây ra để ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

Mấy năm qua, huyện Tân Lạc đã quan tâm phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý một phần nguy đá lở, trượt sạt, bảo vệ an toàn cho người dân. Trong đó đã tổ chức bố trí dân cư tại những khu vực trượt sạt tại một số xã như Nam Sơn, Trung Hòa… Xử lý nguy cơ đá lăn vào trường học tại Ngổ Luông, Phú Cường. Về lâu dài, khi quy hoạch nhà ở dân cư, trường học, trạm xá phải cách xa những khu vực có nguy cơ cao trượt sạt đá lở. Cùng với khắc phục hậu quả mưa lũ, huyện Tân Lạc đang thực hiện công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh rà soát các khu vực nguy cơ cao trượt sạt, lở đất, đá, lũ ống, lũ quét, những khu vực nguy hiểm để triển khai phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các xã cảnh báo người dân đề cao cảnh giác tự phòng tránh thiên tai, nhất là tại những khu vực có nguy cơ cao trượt sạt, ngập úng, lũ quét, các ngầm tràn, cầu yếu trên địa bàn khi có mưa gió lớn xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tốt nhất cho người dân.

 

                                                                                        

                                                                                      Lê Chung

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục