(HBĐT) - Đến nay, chưa ghi nhận khu rừng lim trong lòng các thành phố ngoài rừng lim xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình). Rừng lim xanh này đang được coi là “báu vật” tạo nên những sắc thái riêng biệt, độc đáo, thực sự là lá phổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường, điều hòa sinh thủy, mở ra tiềm năng phát triển du lịch của xã Dân Chủ.

 

 

                          Hiện tại, rừng lim ở xã Dân Chủ (TP Hòa Bình)

 

Xã Dân Chủ tiếp giáp với nhiều xã, phường của thành phố Hòa Bình đang sở hữu rừng lim tự nhiên quý hiếm. Không xa trụ sở UBND xã, nằm giáp đường tránh QL 6, rừng lim xã Dân Chủ chia làm 2 đồi, đồi lim 1 khoảng 10,4 ha, đồi lim 2 là 0,3 ha. Rừng chủ yếu là lim xanh, lá nhỏ. Hầu hết là cây cổ thụ, cao hàng chục mét, có sức sống mãnh liệt. Nhiều cây đường kính vài người ôm chẳng hết. Gỗ cây xù xì cùng năm tháng có cảm giác như gỗ đã hóa thạch, cứng tựa sắt, như đồng. Trưa hè oi nóng là vậy, không khí bỗng dưng mát lạnh, trùng hẳn xuống khi bước vào rừng lim. Vào giữa rừng có thể cảm nhận được không khí âm u, tĩnh mịch, thi thoảng nghe tiếng gà rừng, muông thú gọi bầy như trở về với thiên nhiêu nguyên sinh hoang dã. Rừng lim là nơi ngụ cư của nhiều loại chim muông, thú hoang dã. Đứng trên lưng chừng đồi lim nhìn trọn cả một góc thành phố Hòa Bình,  khu đầm Quỳnh Lâm xanh mướt, lung linh bóng nước, xa xa là khu đô thị sầm uất hiện đại.

 

Dẫn chúng tôi đi thăm rừng lim, cán bộ kiểm lâm xã Dân Chủ Nguyễn Hồng Thanh kể: Chẳng biết có tự bao giờ, chỉ nghe các cụ trên dưới 90 tuổi kể lại, khi sinh ra đã thấy rừng lim rồi. Có người bảo từ thời Pháp và phải là những người có thế lực, tiếng tăm sở hữu rừng lim này. Có thời gian, rừng lim được giao cho tư nhân phát triển du lịch thế nhưng lại không hiệu quả nên đã giao cho xã quản lý. Tính đến nay, rừng lim này xấp xỉ 200 năm.

 

Đối với xã Dân Chủ, rừng lim được coi là “báu vật” trời cho. Việc phát triển lâm nghiệp, công tác quản lý và bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy chính quyền và nhân dân. Cán bộ, người dân trong xã luôn coi rừng lim như sản vật. Công tác phòng cháy - chữa cháy rừng, quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện chặt chẽ. Một cành củi, một gốc cây, mọi hoạt động khai thác được quản lý nghiêm ngặt. Hàng chục năm qua, rừng không bị xâm hại. Lim cổ thụ vươn lên sống mãi cùng thời gian. Hạt lim xanh rụng xuống giờ phát triển thành lim con. Lượng cây được quản lý chặt chẽ với gần 200 cây cổ thụ ở cả hai khu đồi.

 

Phó Chủ tịch UBND xã Dân Chủ Đặng Văn Cường cho biết: Dù chưa mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cụ thể, thế nhưng rừng kim như lá phổi xanh, góp phần quan trọng điều hòa khí hậu, tạo nguồn sinh thủy cho một phần xã Dân Chủ. Hồ Nà Sung, Nà Thèm ở kế hai bên đồi lim chưa khi nào cạn nước và là nơi cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, rừng lim tạo ra tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái. Mấy năm trước có dự án JICA hỗ trợ trồng cây vành đai quanh khu vực rừng lim đem lại hiệu quả rõ rệt. Hàng năm, đối với phát triển kinh tế lâm nghiệp của xã vẫn xác định công tác quản lý và bảo vệ rừng lim là một nhiệm vụ quan trọng. Xã mong muốn được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ về nguồn lực để trồng, phát triển các loại cây bản địa, trong đó có lim xanh để bảo vệ bền vững và mở rộng khu rừng kim tạo hình ảnh đẹp cho môi trường, sinh kế bền vững của nhân dân và tương lai có thể phát triển du lịch, dịch vụ.

 

 

 

                                                                      Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục