“Núi bị hụt chân thì phải ngã đổ thôi”, một người dân sống mấy chục năm ở thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng, TP Nha Trang nói như vậy về việc núi Đá Hang liên tục bị đục khoét núi lấy đá những năm gần đây.

Tan hoang nhà sập do núi lở ở thôn Phước Lộc, TP Nha Trang - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Tối 20-12, lực lượng cứu hộ, cứu nạn mới tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lở núi rạng sáng cùng ngày tại khu vực chân núi Đá Hang (thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa).

Dưới chân núi, một vùng rộng lớn khoảng 10ha, hàng ngàn khối đất đá, bùn non từ núi cao khoảng 300m đổ úp xuống 11 căn nhà cấp 4 khi người dân ngon giấc. Tai họa khiến bốn người chết, ba người bị thương nặng.

“Núi bị hụt chân thì phải ngã đổ thôi”

Xóm nhỏ Phước Lộc nằm sâu bên trong khu du lịch tắm bùn Trăm Trứng, cách đại lộ Nguyễn Tất Thành (TP Nha Trang) cả cây số. Ông Nguyễn Văn Danh - chủ tịch UBND TP Nha Trang - cho biết nhiều bà con đến đây ở từ năm 1987.

Theo bà Nguyễn Thị Liên (56 tuổi, trú thôn Phước Lộc), mấy chục năm sống dưới chân núi Đá Hang nhưng chưa bao giờ thấy sạt lở. Những năm gần đây, người dân địa phương và các doanh nghiệp liên tục đục khoét núi lấy đá.

“Núi bị hụt chân thì phải ngã đổ thôi” - bà Liên xót xa.

Ông Trần Văn Tuấn (40 tuổi, ở xóm Phước Lộc đến nay hơn mười năm) nói trước khi tai nạn xảy ra, trưa 19-12 ông cùng một số bà con trong xóm thấy có thể xảy ra sạt lở núi nên báo cho cán bộ thôn.

“Chưa thấy thôn, xã giải quyết gì thì ngay gần sáng hôm sau tai họa ập xuống cả xóm” - ông Tuấn kể. Theo ông Tuấn, thấy núi có thể sạt lở, một số bà con trong xóm bảo nhau ban đêm đừng khóa cửa, đề phòng có chuyện gì xảy ra còn kịp chạy thoát thân.

“Nhờ tự cảnh báo nên mới có nhiều nhà thoát nạn, chứ nếu không thì có lẽ số người bị chôn vùi còn nhiều hơn nữa” - ông Tuấn khẳng định.

 

Các máy múc tích cực đào bới, tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát - Ảnh: TRUNG TÂN

Vì đâu nên nỗi?

Ông Tuấn cũng nói chính việc khai thác đá chẻ và đào lấy đất chở đi san lấp, từ đó tạo nên một số hàm ếch gần sát chân núi ở phía sau xóm nhà dân. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến việc sạt lở núi.

Ông Nguyễn Văn Hưởng - chủ tịch UBND xã Phước Đồng - cho biết mấy năm gần đây xã dựng nhiều bảng cảnh báo sạt lở quanh khu vực dân cư này. Tuy nhiên do quá khó khăn, người dân vẫn lấn vào sát chân núi làm nhà.

Ông Đào Công Thiên - phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho rằng một phần nguyên nhân gây sạt núi là do việc chẻ đá, khoét núi lấy đá. “Khi chân núi bị hổng, áp lực từ trên đè xuống, cộng với lượng mưa rất lớn dẫn đến sạt lở” - ông Thiên nhận định.

Về giải pháp chống sạt lở, theo ông Thiên, UBND tỉnh chỉ đạo sơ tán các hộ dân trong vùng nguy hiểm, rà soát những khu vực nguy cơ.

“Tỉnh sẽ cho san phẳng, nổ mìn những điểm đang sạt lở dở dang trên núi. Sau đó dùng máy san, làm bậc thang trên núi, trồng cây xanh để tránh sạt lở” - ông Thiên nói.

Tiếp nhận cứu trợ các nạn nhân

Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết đến nay đã xác định có 11 căn nhà bị sập, trong đó sáu căn sập hoàn toàn. Có bốn người tử vong và ba người bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh.

“Xã bố trí bảy phòng tại trung tâm y tế để các gia đình mất nhà tạm thời sống tại đây. UBND xã cũng lập một tổ công tác đặc biệt để tiếp nhận tiền, quà cứu trợ từ các nơi gửi đến cho gia đình các nạn nhân, trong ngày đầu tiên nhận được 50 triệu đồng” - ông Hưởng nói.

Ông Đào Công Thiên cho biết thêm ngoài công tác cứu hộ, tỉnh chỉ đạo TP Nha Trang phải chu toàn việc hậu sự cho các nạn nhân tử vong.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hòa Bình - chánh án TAND tối cao - đến hiện trường, thăm hỏi các gia đình gặp nạn. Ông Bình nói đang dự một hội nghị quốc tế, hay tin vụ sạt núi, các đại biểu góp tiền, nhờ ông chuyển hộ giúp các gia đình gặp nạn.

Cụ thể, gia đình mỗi nạn nhân tử vong được hỗ trợ 10 triệu đồng, bị thương 5 triệu đồng; gia đình bị sập nhà hoàn toàn là 10 triệu đồng, sập một phần 5 triệu đồng.

                                                                     TheoTuoitre

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục