Lâu nay, tình trạng vi phạm/xâm phạm bản quyền truyền hình trên internet được cho là giúp cho nhiều người xem được miễn phí. Nhưng đó chỉ là cái lí bề nổi của vấn đề. Bởi về lâu dài, những thiệt hại vô hình khi đã thành hình, thì mọi chuyện e đã muộn…


Sống chung với mẹ chồng - bộ phim chiếu trên VTV bị ăn cắp bản quyền tràn lan trên internet. Ảnh: TL

Người dùng đừng cả tin, chủ quan với… sự miễn phí

Tâm lí người dùng/người xem truyền hình trên internet cứ được miễn phí là thích và cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên nên nhớ rằng, chẳng có dịch vụ nào sống bằng nguồn thu lại miễn phí mãi mãi. Chí ít là người xem phải xem quảng cáo, rồi tới lúc cảm thấy bị làm phiền vì quảng cáo quá nhiều, kèm theo đó là chất lượng hình ảnh không tốt.

Chưa xa đợt "cuồng phong” bởi mã độc tống tiền WannaCry vừa qua. Đã xảy ra những trường hợp người dùng máy tính bị nhiễm loại mã độc phong tỏa dữ liệu để tống tiền này chỉ do những đường link được gửi qua email gợi ý xem một nội dung video nào đó.

Trong một cuộc hội thảo tổ chức tại Việt Nam, phía Hiệp hội Truyền hình trả tiền khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Casbaa) đã chỉ ra rằng, các website vi phạm bản quyền tại Việt Nam có 61% quảng cáo các nhãn hàng tên tuổi, uy tín nhưng 39% còn lại quảng cáo những hàng hóa, dịch vụ không hợp pháp, hoặc các nội dung sex, dụng cụ tình dục, game cờ bạc… Trong quá trình xem thỉnh thoảng lại hiện lên những quảng cáo mời truy cập vào banner hay tải về những nội dung khiêu dâm, trong đó có thể chứa những mã độc, virus, phần mềm gián điệp.v.v… tống tiền, ăn cắp thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng để đánh cắp tiền, hoặc lừa đảo tống tiền…

Đây chính là những cạm bẫy mà những thanh niên trẻ, trẻ vị thành niên hay những người cô đơn một mình rất dễ bị cám dỗ và sa bẫy. Đặc biệt hiện nay, rất nhiều nội dung truyền hình vi phạm bản quyền, bịa đặt và xuyên tạc lan tỏa đầy trên YouTube nếu các em học sinh, trẻ vị thành niên truy cập vào xem sẽ khó mà biết được thật - giả, vàng – thau, thậm chí dễ bị mời gọi, dụ dỗ tương tác với những đối tượng xấu dẫn đến hậu quả khó lường.

Doanh nghiệp thiệt hại, nhà nước thất thu thuế

Tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình càng nặng nề thì các doanh nghiệp sản xuất nội dung làm ăn chân chính, đầu tư bài bản, càng thiệt hại nặng. Một lần trong sự kiện của ClipTV, diễn viên Quyền Linh đã thốt lên bức xúc: "Anh em nghệ sĩ chúng tôi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới làm ra được những nội dung nhưng rồi chưa kịp thu về được gì thì đã thấy tràn lan trên mạng. Hỏi sao chúng tôi không bức xúc”.

Khi các nhà sản xuất nội dung chân chính thất thu, thì thù lao trả cho nghệ sĩ cũng bị ảnh hưởng nặng. Ông Phan Thanh Giản – Giám đốc ClipTV - từng tâm sự rằng, ở Việt Nam sở dĩ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nội dung số, truyền hình trả tiền, truyền hình OTT gặp nhiều khó khăn hơn có nguyên nhân lớn do tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình và nội dung, bởi đầu tư nhiều nhưng không thu lại được bao nhiêu. Sự đầu tư ở đây không chỉ tập trung ở khâu sản xuất nội dung, mà còn trong quá trình mang nội dung đến người dùng, thu hút người xem – hay nói một cách chính xác là "mua” người xem. Nhưng vì các website vi phạm bản quyền truyền hình tràn lan trên internet, vì thế người dùng tại Việt Nam cũng trôi dạt theo những trang lậu vì được xem miễn phí, không còn "chung thủy” với các nhà cung cấp nội dung có bản quyền nữa.

Khi các dịch vụ truyền hình trả tiền, truyền hình OTT mở ra nhiều hơn tại thị trường Việt Nam với cả sự tham gia của các nhà cung cấp quốc tế, thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giá cước thuê bao ngày càng giảm để cạnh tranh, dẫn đến doanh thu bình quân/thuê bao (ARPU) tại thị trường Việt Nam đã giảm xuống mức báo động, chỉ còn từ 2-3
USD/tháng, thậm chí có nhà cung cấp gói cước chỉ hơn 1USD/tháng. Lượng thuê bao tăng nhưng chỉ số ARPU thấp thì sẽ khiến doanh nghiệp thu không đủ bù chi, phải chịu cảnh thua lỗ, nợ nần, không đủ nguồn lực đầu tư vào nội dung có chất lượng và hạ tầng kĩ thuật công nghệ tiên tiến, dần dần mọi thứ bị kéo lùi…

Vi phạm bản quyền truyền hình trên internet: Người xem coi chừng bị xâm phạm đời tư ảnh 1

Hai mùa qua, bản quyền phát sóng giải bóng đá Champions League của VTVCab bị xâm phạm nghiêm trọng khiến nhà đài này bị vạ lây. Ảnh: TL

 

Sẽ quyết liệt xử vi phạm bản quyền truyền hình

Trong khi vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm, bản quyền sách, báo, hình ảnh được đề cập và xử lí khá nhiều trong thời gian qua, thì vấn nạn vi phạm bản quyền truyền hình trên internet dù hiện rất phức tạp nhưng chưa được xử lí đúng mức.

Theo những con số thống kê sơ bộ, hiện tại thị trường Việt Nam có trên 70 website phim online vi phạm bản quyền và hàng trăm ứng dụng OTT "ăn trên đầu trên cổ” những người sản xuất nội dung truyền hình chân chính. Trước đây, đa phần các đối tượng vi phạm bản quyền truyền hình trên internet là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực internet, nội dung số… thì bây giờ chính những doanh nghiệp này đã có chuyển biến tích cực, song thay vào đó tình trạng ăn cắp bản quyền truyền hình trên internet lại trở nên phức tạp hơn với thủ phạm là các cá nhân, nhóm, thậm chí là những doanh nghiệp nhỏ. Vì sao có sự "phát triển” như vậy? Đơn giản là khi nhu cầu xem, giải trí tăng, số lượt views tăng thì các trang vi phạm cũng có thể tăng được nguồn thu từ quảng cáo.

Công tác xử lí phức tạp hơn khi qua rà soát trong số 50 website vi phạm bản quyền truyền hình thì có 28 website sử dụng dịch vụ hosting của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm 2017, theo đánh giá có 7/50 website vi phạm bản quyền truyền hình thu hút lượng truy cập lên tới 45 triệu lượt người xem, trong đó 91% là lượt xem từ trong nước. Và tất nhiên, song song với vài chục triệu lượt người xem này chính là doanh thu quảng cáo từ các doanh nghiệp.

Mới đây trong hội nghị sơ kết 6 tháng công tác thông tin và truyền thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông - Ông Trương Minh Tuấn đã nhấn mạnh rằng một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ trong 6 tháng cuối năm 2017 là tăng cường quản lý trong lĩnh vực truyền hình trong đó sẽ mạnh tay xử lý tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình và nội dung trên internet.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Thông tin & Truyền thông đã mạnh tay dẹp loạn tình trạng SIM rác và tin nhắn rác, mà điển hình là đã có hơn 12 triệu SIM rác bị cắt dịch vụ, qua đó tình trạng này đã giảm thiểu rất nhiều so với trước. Với sự quyết tâm mới của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, mang tinh thần xử lí kiên quyết SIM rác và tin nhắn rác để tiếp tục dẹp loạn tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình trên internet, nhiều nhà đài và doanh nghiệp truyền hình trả tiền, truyền hình OTT hi vọng sẽ giúp họ đỡ thiệt hại do tình trạng bị ăn cắp bản quyền truyền hình và bản quyền nội dung.

Gần đây, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức một số hội nghị họp bàn với các nhà mạng (ISP) và những nhà sản xuất nội dung, hiệp hội bản quyền… về giải pháp xử lí tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình trên internet. Đa số các ý kiến cho rằng, hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng này nếu có biện pháp mạnh. Cụ thể, gắn trách nhiệm các nhà mạng với những website sử dụng dịch vụ hosting trong nước, nếu vi phạm về bản quyền sẽ cắt dịch vụ; Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) có thể sử dụng các biện pháp kĩ thuật công nghệ để chặn truy cập vào các website, ứng dụng OTT và thu hồi tên miền vi phạm bản quyền; Kêu gọi các hiệp hội, doanh nghiệp từ chối quảng cáo trên các website xâm phạm bản quyền truyền hình và nội dung; Bêu tên các website vi phạm và ra thời hạn khắc phục nếu không sẽ thu hồi tên miền và chặn truy cập…


                                  Theo Báo laodong


Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục