(HBĐT) - Thấm thoắt đã 7 ngày trôi qua sau ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn bất thường trên diện rộng tạo thành lũ ống, lũ quét, úng ngập, sạt lở đất đá với những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các huyện, thành phố trong tỉnh.


Sáng 18/10 chúng tôi có mặt tại xóm Nhạp xã Đồng Ruộng, nơi mà 27/50 hộ, hơn 100 nhân khẩu vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh lũ quét, lũ ống bất ngờ ập xuống, gây nên thảm cảnh kinh hoàng, sự hoảng loạn với tất cả mọi người từ già đến trẻ. Là người cao tuổi nhất xóm Nhạp, cụ Xa Văn Hấu cho biết” Đã 91 tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi và mọi người trong xóm lâm vào tình cảnh hoảng loạn và bi đát như thế này. Chưa bao giờ mưa lại dữ dội và kéo dài đến. Đã có tuổi, lại mưa quá to nên chợp mắt được một lúc gần 2 giờ sáng tôi đã tỉnh giấc. Đúng lúc đó, tôi nghe rõ những tiếng động khác thường từ trên đồi dội xuống, cùng những tiếng kêu thất thanh và bước chân chạy huỳnh huỵnh. Mở cừa ra ngoài nhìn thấy dòng nước cuồn cuộn, xối xả từ trên núi cao tràn xuống kèm theo đất, đá khiến tôi hoảng hốt bỏ chạy ra phía bến thuyền và đã may mắn thoát chết.



Xóm Nhạp tan hoang sau trận lũ quét đêm 10/10.

Theo Bí thư Chi bộ xóm Nhạp, Quách Công Hung, nhà ở và toàn bộ tài sản của gia đình tôi và 3 hộ trong xóm bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 23 hộ khác  cũng bị thiệt hại nặng về nhà cửa và tài sản. Chi trường tiểu học của xóm bị sập hoàn toàn, chi trường mầm non bị bùn đất tràn vào phải di chuyển toàn bộ đồ đạc. Ngoài ra, còn chết 7 con trâu bò, thiệt hại toàn bộ cây trồng, đường giao thông ngập trong bùn đất. Rất may là không có thiệt hại về người.



Bè nuôi cá lồng được người dân xóm Nhạp dựng lều lán thành nơi ở để tránh lũ quét.

Những ngày mưa lớn kéo dài, tạo lũ ống, lũ quét và đã làm cuộc sống của người dân xóm Nhạp hoàn toàn đảo lộn, nhất là 27 hộ bắt buộc phải dì dời khẩn cấp. Hiện tại có hộ ăn ở, sinh hoạt trong lều tạm trên bè nuôi cá lồng, 22 hộ ở trong nhà bạt do Bộ CHQS tỉnh cứu trợ trên sườn đồi cách xóm Nhạp chừng 15 phút đi thuyền. Mỗi nhà bạt rộng khoảng 16m2, nhìn từ xa khu di chuyển dân xóm Nhạp chẳng khác gì một căn cứ quân sự nhỏ trong thời chiến.



Chuồng lợn được xây dựng ở khu di dân.

Bên cạnh nhà bạt của gia đình chị Quách Thị Lan khoảng 5m là một đàn lợn được nuôi nhốt bằng lưới B40, Chị Lan cho biết: "Lũ quét ùn ùn ấp xuống, chúng em đành "bỏ của chạy lấy người”. Đàn lợn này cũng bị lũ cuốn ra sông, may mà chúng cũng biết bơi nên nhà em vớt được. Cứu được đàn lợn cũng vớt vát được một chút, nhiều nhà khác còn mất hết nhà cửa, tài sản”.

Trong 24 nhà bạt ở khu di dân xóm Nhạp, có 2 nhà được dùng làm lớp học cho 17 học sinh mần mon và 11 học sinh tiểu học. Cô giáo cắm bản Lường Thị Luyến, cho biết: "Nhờ Bộ CHQS tỉnh hỗ trợ thêm 2 nhà bạt nên chúng tôi vận động các gia đình cho con em trong xóm bắt đi học từ thứ 2 (ngày 16/10). Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng cô, trò chúng tôi cùng cố gắng duy trì giờ giấc cùng chương trình theo quy định”.



Lớp học ở khu di dân xóm Nhạp đã được mở lại từ ngày 16/10.

Cuộc sống ở khu di dân xóm Nhạp quả là khó khăn trăm bề. Chị Quách Thị Quế cho biết: ánh sáng trong nhà ở và lớp học chỉ lờ mờ, do chưa có điện lưới nên mọi nhà dùng đèn ắc quy. Khi hết điện lại nhờ các tàu thuyền xạc giúp. Nhà bạt của 22 hộ được lắp đặt trong rừng tre, luồng suốt ngày ẩm thấp, nhà tắm và nhà vệ sinh đều tạm bợ, muỗi rất nhiều. Nước ăn uống hàng ngày lấy từ khe đồi về. Vì vậy chúng canh cánh nỗi lo dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào



Sau một tuần những thác nước mới hình thành vẫn tuôn chảy trắng xóa trên đồi, núi 2 bên bờ hồ Hòa Bình.

Những năm qua, đời sống và thu nhập của người dân xóm Nhạp chủ yếu từ nuôi cá lồng, khai thác tôm, cá tự nhiên trên lòng Hồ, bán măng, bán luồng và trồng ngô, lúa nương. Sau khi bị thủy thần …nhiều lồng cá đã bị hư hỏng nặng, hầu hết ngô, lúa trên nương đã cuốn theo dòng nước dữ, măng đã hết vụ, việc tiêu thụ bương, luồng lại phụ thuộc vao thương lái. Bởi vậy thiếu đói và vấn đề khó tránh khỏi.

Dù đã một tuần trôi qua, nhưng  từ cảng Bích Hạ lên xóm Nhạp chúng tôi vẫn thấy đồi núi loang lổ những vết trượt do sạt lở đất đá, những thác nước mới hình thành vẫn tuôn chảy trắng xóa. Thực tế đó, khiến mọi người đều trăn trở về sự an toàn của khu di dân xóm Nhạp. Bí thư Chi bộ Quách Công Hung cho biết: "Chúng tôi di chuyển về đây vì thấy mặt bằng khá phẳng, khá gần bờ sông, quan sát xung quanh không có dấu vết sạt lở hoặc lũ ống, lũ quét. Về lâu dài, chúng tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền khảo sát địa hình, đánh giá địa chất, nếu đảm bảo an toàn thì quy hoạch và hỗ trợ cho người dân định cư tại đây”

Khó khăn, thiếu thốn đủ bề, đó là một thực tế đang diễn ra hàng ngày ở xóm Nhạp. Ước muốn của họ là sớm ổn định cuộc sống, mà đơn giản hơn là hàng ngày được ăn no, mặc ấp. Cùng với những nỗ lực của người dân, xóm Nhạp "mới” đang rất cần được các cấp, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cứu trợ, giúp đỡ kịp thời. Chắc chắn những việc làm thiết thực đó là động lực, nguồn động viên khích lệ để người dân xóm Nhạp  sớm vượt qua  khó khăn, hoạn nạn.



Đức Phượng

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục