(HBĐT) - Để thuận tiện hơn trong việc giao thương hàng hóa vùng Tây Bắc và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, năm 2002, Bộ GTVT đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6. Qua thời gian đưa công trình vào sử dụng, tuyến đường qua huyện Cao Phong đã bộc lộ một số tồn tại. Trong đó, km 88+670 và km 90+250 (thuộc địa phận khu 3, khu 4, thị trấn Cao Phong) mỗi khi mưa lớn kéo dài xảy ra ngập úng cục bộ, gây khó khăn, nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Mặc dù được cảnh báo là vị trí thường xuyên xảy ra ngập úng nhưng việc xử lý lại ngoài khả năng của địa phương.
Năm nào
cũng vậy, cứ mưa lớn kéo dài là khu vực trên lại bị ngập úng từ 1 - 1,5 m. Đặc
biệt, vừa qua, dưới tác động của hoàn lưu bão số 3, thị trấn Cao Phong nước ngập
cao và chảy siết khiến việc tham gia giao thông của người dân gặp nhiều khó
khăn. Nguyên nhân là do nước từ hồ Đác Tra cách đó hơn 2 km tràn ra. Nước tiêu
thoát chậm do hệ thống thoát nước gần như không còn tác dụng. Đây là vị trí thường
xuyên xảy ra ngập úng cục bộ, tuy nhiên, hiện địa phương chưa có hướng xử lý dứt
điểm khiến người dân năm nào cũng phải "sống chung” với nước lũ.
Do tác động của hoàn lưu bão số
3 gây mưa lớn kéo dài cộng với lượng nước từ hồ Đác Tra tràn ra gây ngập úng tại
thị trấn Cao Phong (Cao Phong). ảnh chụp chiều 21/7/2018.
Ông Phạm
Đức Tiến, khu 3, thị trấn Cao Phong chia sẻ: Tôi sống ở đây từ năm 1959. Trước
khu vực này không bị ngập. Hành lang của dòng chảy rộng. Qua thời gian, hành
lang dòng chảy thu hẹp dần, trong khi đó phía hạ lưu bị bồi đắp cao nên ở đây cứ
mưa 3 - 4 hôm là ngập. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã kiến nghị với
các cấp chính quyền địa phương về tình trạng ngập úng. Tuy nhiên đến nay, việc
ngập úng vẫn tồn tại.
Trong
các ngày xảy ra mưa lớn kéo dài từ ngày 19 - 21/7 đã có gần 100 hộ tại thị trấn
Cao Phong bị nước tràn vào nhà. Ngoài nguyên nhân do nước từ hồ Đác Tra tràn
ra, nhiều vị trí tại khu 3, khu 4 (thị trấn Cao Phong), người dân tự ý đổ bê
tông che kín nhiều nắp cống khiến nước không tiêu thoát kịp. Trước tình trạng
trên, Ban ATGT huyện đã lên phương án phá dỡ các công trình nhà dân xây dựng vi
phạm hành lang giao thông, làm thay đổi kết cấu, hiện trạng giao thông, cản trở
dòng chảy của nước. Qua đó tránh áp lực dòng chảy mạnh gây nguy hiểm đến tính mạng
và nhà cửa của người dân. Sau khi mưa ngớt, được sự tuyên truyền của các cấp
chính quyền, các hộ vi phạm hành lang giao thông đã tự tháo dỡ phần vi phạm.
Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp mang tính tình thế. Bởi theo phân cấp, hệ
thống cống, rãnh thoát nước thuộc quản lý của Bộ GTVT nên việc khắc phục ngập
úng là ngoài khả năng của huyện.
Đồng
chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Việc khắc phục ngập
úng tại khu vực trên đòi hỏi kinh phí rất lớn. Chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh;
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các Sở:
NN&PTNT, GTVT, KH&ĐT báo cáo Bộ GTVT các vị trí cần khắc phục, sửa chữa,
nâng cấp. Cụ thể, đề nghị thay thế cống thoát nước qua đường tại km 88 + 670 bằng
cầu, xây dựng mở rộng kênh thoát nước khu vực hạ lưu và cải tạo, mở rộng rãnh
thoát nước từ km 90 + 250 - km 90 + 350. Còn về phía huyện, tới đây, chúng tôi
sẽ cho nạo vét phần hạ lưu để tiêu thoát nước kịp thời.
Phạm Minh Tuấn
(Đài
Cao Phong)
(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, từ 15h00 – 17h/31/7, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang có mưa rất to, đặc biệt lượng mưa đo được trong 02 giờ tại trạm khí tượng Lạc Sơn là 49,0mm; Hương Nhượng (Lạc Sơn) là 51,1mm; Kim Tiến (Kim Bôi) là 47,8mm; Nam Phong (Cao phong) là 38,2mm; Nuông Dăm (Kim Bôi) là 39,8mm; Lạc Lương (Yên Thủy) là 49,6mm; Lạc Sỹ (Yên Thủy) là 50,1mm; Trạm khí tượng Hòa Bình là 25,0mm.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của bão số 3 và thời tiết phức tạp trong tháng 7/2018 trên địa bàn huyện Lạc Sơn xảy ra mưa vừa, mưa to nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông suối.
(HBĐT) - Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, cùng các chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng dẫn các thủ tục đăng ký… nhiều tập thể sản xuất - kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đặc thù đã xây dựng, đăng ký các nhãn hiệu tập thể (NHTT). Đối với các làng nghề, sản phẩm đặc sản truyền thống, tỉnh đầu tư kinh phí và hỗ trợ chuyên môn giúp địa phương xây dựng các mô hình tổ chức, quản lý và phát triển thương hiệu.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 30 rạng sáng 31/7, tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình đã có mưa to. Lượng mưa đo được từ trong 1 giờ tại trạm Bắc Yên tỉnh Sơn La là 28 mm, trạm Quý Hòa tại Hòa Bình là 30mm.
(HBĐT) - Ngày 29/7, đường dây nóng Báo Hòa Bình nhận được thông tin của người dân phản ảnh về tình trạng ngập úng trên Đại lộ Thịnh Lang (khu vực tiếp giáp tổ 16, phường Tân Thịnh và tổ 6, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình). Mưa lớn, nước dâng cao gây khó khăn cho việc đi lại, nhiều phương tiện (ô tô, xe máy) chết máy do ngập nước và nguy cơ lớn về tai nạn giao thông; nước tràn vào nhà dân làm hỏng hóc tài sản, ô nhiễm môi trường…
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Sở NN& PTNT sau khi đoàn công tác của Sở đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp của các địa phương tại thời điểm này và nhận thấy: Do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài từ ngày 15 - 26/7, tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu của hầu hết các địa phương đều bị chậm so với kế hoạch. Cùng với nhiều diện tích đang còn để trống, có nhiều diện tích vừa mới gieo trồng đã bị thiệt hại do ngập úng nên buộc phải gieo trồng lại. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra từ nay đến trước ngày 15/8 là: Khẩn trương khôi phục diện tích bị thiệt hại do mưa lũ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sản xuất các loại cây trồng, nhất định không được bỏ đất trống trong toàn vụ sản xuất.