(HBĐT) - Thanh Lương là địa bàn thuộc vùng trũng,"rốn” nước của cả vùng Hợp Thanh, Cao Thắng, Cao Dương, Long Sơn (Lương Sơn), An Phú (Mỹ Đức - Hà Nội). Khi lượng mưa trong vùng vượt quá 30 ml nước dồn về gây ngập úng cục bộ tại nhiều điểm trên địa bàn xã. Do vậy, Thanh Lương luôn xác định việc phát huy nguồn lực tại chỗ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng - chống thiên tai (PCTT).


Xã Thanh Lương (Lương Sơn) huy động lực lượng, phương tiện tham gia xử lý điểm xung yếu tại tuyến đê Thanh Lương thuộc thôn Thanh Xuân trước khi bước vào mùa mưa lũ năm 2018.

Đồng chí Quách Tự Minh, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Lương cho biết: Là vùng trũng, có sông Thanh Hà với vai trò tiêu thoát nước từ các xã lân cận ra sông Đáy, thế nên, trên địa bàn xã Thanh Lương có 2 tuyến đê xung yếu là đê Thanh Lương và đê Xuân Dương. Hai tuyến đê này có nhiệm vụ ngăn nước lũ từ sông Thanh Hà tràn vào ruộng lúa và các khu vực dân cư của xã. Tuy nhiên, do các tuyến đê chạy bao quanh khu dân cư và khu sản xuất nên khi có mưa to, nước dồn ứ, gây ngập úng cục bộ, chia cắt tại nhiều khu vực trên địa bàn xã.

Trước những khó khăn đó, những năm qua, Thanh Lương thực hiện tốt công tác PCTT; huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ kịp thời ứng cứu, xử lý hiệu quả các tình huống phòng - chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân. Điều này được thể hiện rõ trong đợt mưa lũ vừa qua. Đồng chí Bùi Văn Cường, cán bộ nông nghiệp - môi trường xã Thanh Lương cho biết: Trong cơn bão số 3 và ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới vào cuối tháng 7, trên địa bàn xã có mưa to đến rất to, lượng nước từ các vùng lân cận dồn về làm nước sông Thanh Hà dâng nhanh. Cùng với đó, tình trạng ngập úng xảy ra trên diện rộng, nhiều điểm trũng của xã bị ngập úng, có nơi ngập sâu đến gần 2 m. Toàn xã có trên 80 ha lúa bị ngập úng, trong đó, có 25 ha lúa mất trắng do ngập úng. Tuy không có thiệt hại về cơ sở hạ tầng nông thôn nhưng đợt mưa lũ vừa qua đã làm 43 hộ dân ở các thôn Sấu Hạ (25 hộ), Thanh Xuân (18 hộ) bị ngập.

Trước thực trạng đó, để chủ động PCTT, hàng năm xã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các ngành, đoàn thể địa phương tổ chức thực hiện các phương án khi xảy ra mưa lũ, thiên tai. Cùng với đó, để công tác phòng - chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ngay trước khi bước vào mùa mưa lũ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã đã rà soát các điểm xung yếu trên các tuyến đê Thanh Lương và đê Xuân Dương, kịp thời có biện pháp xử lý. Đồng thời đặt ra các tình huống tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để diễn tập, ứng phó, xử lý đảm bảo an toàn. Nhờ vậy, theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã Thanh Lương, trong điều kiện mưa lũ, chia cắt hay xảy ra các tình huống về đê điều, ngập lụt, mỗi thôn có thể huy động lực lượng tại chỗ bình quân từ 100 - 150 người. Còn trong điều kiện khẩn cấp di chuyển tài sản và nhân dân ra khỏi vùng mưa lũ nguy hiểm đến nơi an toàn, xã có thể huy động hàng trăm người, kể cả huy động người dân ở những địa bàn không bị ngập úng cùng tham gia giúp đỡ các hộ bị ngập úng bởi mưa lũ và các tình huống thiên tai. "Điều này chúng tôi đã có kiểm chứng thực tế qua các đợt diễn tập, ứng phó với tình trạng khẩn cấp về mưa lũ trên địa bàn với mức huy động cao nhất từ 400 - 500 người tham gia. Do vậy, chúng tôi luôn xác định việc phát huy nguồn nhân lực tại chỗ là yếu tố quan trọng nhất để Thanh Lương chủ động phòng chống, khắc phục giảm thiệt hại của thiên tai đến mức thấp nhất”, đồng chí Quách Tự Minh cho biết thêm.

Đồng chí Bùi Văn Cường, cán bộ nông nghiệp - môi trường xã Thanh Lương cho biết thêm: Cùng với đảm bảo yếu tố "nhân lực tại chỗ”, Thanh Lương luôn chú trọng đảm bảo tốt yếu tố "vật lực tại chỗ” trong công tác PCTT. Ngoài việc bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động trong mọi điều kiện thời gian của 3 trạm bơm Xuân Him, Xuân Dương và Gò Mu để chống úng với công suất từ 1.500 - 2.000 m3 nước/ngày - đêm. Xã cũng bố trí 1.300 bao tải, 200 rọ thép tại các thôn Xuân Him và Thanh Xuân để chủ động ứng phó khi có các tình huống xảy ra tại các điểm đê xung yếu. Chính từ việc chủ động làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó nên trong những đợt mưa lũ tháng 7/2018, dù lượng mưa trong khu vực đã vượt quá mức 150 ml, nhưng do có sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực, vật lực tại chỗ, Thanh Lương đã kịp thời xử lý nhiều điểm đê xung yếu; tổ chức bơm nước cứu úng cho hàng chục ha lúa; chủ động thực hiện tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường góp phần ổn định đời sống nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục