(HBĐT) - Trong sản xuất lúa vụ mùa năm nay, bệnh lùn sọc đen (LSĐ) được xác định là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm có nhiều khả năng tái bùng phát ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng cây lúa. Chính vì thế, huyện Kỳ Sơn cũng như các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn ngừa, kiểm soát sự xâm hại của LSĐ.


Cán bộ Trạm TT&BVTV huyện Kỳ Sơn thu mẫu trưởng thành rầy lưng trắng từ hệ thống bẫy đèn để phục vụ công tác điều tra, dự báo bệnh lùn sọc đen gây hại trên cây lúa vụ mùa.

 

Được biết, trong vụ mùa năm 2017, bệnh LSĐ đã tái bùng phát và gây hại nặng ở các tỉnh phía Bắc bao gồm cả Hòa Bình. Thống kê toàn tỉnh đã có trên 982 ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó, diện tích mất trắng là 209 ha và khoảng 207 ha bị thiệt hại mức 30-70%. Đến vụ đông kế tiếp, LSĐ tiếp tục gây hại trên 22,7 ha ngô đông. Tuy rằng sau đó, bệnh đã tạm lắng trong sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2018 và đến thời điểm này của sản xuất lúa vụ mùa, nhưng không vì thế mà chủ quan, các địa phương trong tỉnh đang tăng cường công tác BVTV, sẵn sàng triển khai các biện pháp ngăn ngừa đối với bệnh LSĐ nói riêng và các đối tượng sâu bệnh hại cây lúa nói chung.

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và BVTV: Đến nay, kết quả kiểm tra đồng ruộng cho thấy mật độ rầy lưng trắng - môi giới lây truyền bệnh LSĐ gây hại trên cây lúa đang cao hơn, diện phân bố rộng hơn cùng kỳ năm trước. Diễn biến này đúng với nhận định của ngành chức năng ngay từ đầu vụ, cho thấy nguy cơ bệnh LSĐ sẽ phát sinh thành dịch trong thời gian tới nếu các địa phương không cấp bách triển khai các biện pháp phòng trừ.

Còn đối với huyện Kỳ Sơn. Trong vụ mùa 2017, đây là địa bàn có diện tích lúa bị nhiễm LSĐ thấp bậc nhất trong tỉnh với khoảng 7,5 ha lúa. Tuy nhiên, vào vụ đông ngay sau đó, diện tích nhiễm bệnh trên cây ngô đông lại cao hơn với khoảng 13 ha. Diễn biến này cùng với dự báo chung của toàn tỉnh cho thấy đây chính là một trong những đối tượng nguy hiểm nhất, có khả năng bùng phát thành dịch trên diện rộng trong các vụ sản xuất tiếp theo nếu địa phương lơ là nắm bắt tình hình và không có các biện pháp phòng chống chủ động, kịp thời, hữu hiệu.

Xác định rõ điều đó, ngành nông nghiệp huyện Kỳ Sơn đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống LSĐ gây hại trên cây lúa vụ mùa 2018. Ngay khi bước vào vụ sản xuất, trong tháng 6/2018, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kỳ Sơn đã triển khai 5 lớp tập huấn về quản lý bệnh LSĐ hại lúa, ngô cho 240 học viên là các trưởng xóm, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân và những nông dân nòng cốt trên địa bàn các xã: Hợp Thành, Dân Hòa, Phú Minh, Yên Quang, Dân Hạ. Qua chương trình tập huấn, học viên không chỉ được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh LSĐ như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, tác hại, phương thức lan truyền… mà quan trọng hơn, còn được hướng dẫn các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả nhất. Với phương châm "phòng là chính”, các biện pháp ứng phó với LSĐ đã được triển khai chủ động và tích cực, bắt đầu từ khâu vệ sinh đồng ruộng, làm đất, xử lý hạt giống, gieo mạ, đến các biện pháp phòng trừ cụ thể trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Đồng chí Phạm Thị Thu Hồng, Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kỳ Sơn trao đổi: Không riêng đối với bệnh LSĐ, ngay từ đầu vụ, chúng tôi đã xác định không chủ quan với bất cứ diễn biến nào của thời tiết và tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng. Từ đó, chủ động triển khai các biện pháp phòng - chống, cố gắng hạn chế thấp nhất sự gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Trong vụ mùa năm nay, toàn huyện gieo cấy trên 1.070 ha lúa. Hiện, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Đây là thời điểm cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng dịch hại, trong đó có bệnh LSĐ. Đặc biệt, kết quả kiểm tra đồng ruộng đến ngày 22/8 cho thấy, LSĐ đã bắt đầu xuất hiện và gây hại trên 1,8 ha lúa vụ mùa, cùng với đó là khả năng gia tăng mật độ và diện phân bố của rầy lưng trắng. Trước diễn biến này, ngành nông nghiệp huyện Kỳ Sơn đang tăng cường các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại, kiểm soát khả năng lây lan thành dịch của đối tượng nguy hiểm này. Về phía Trạm, chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát đồng ruộng, duy trì ổn định hoạt động của hệ thống bẫy đèn để thực hiện tốt điều tra, dự báo, phát hiện, kịp thời hướng dẫn cơ sở áp dụng các biện pháp phòng trừ, ngăn ngừa nguy cơ lây lan thành dịch trên diện rộng.

 

Thu Trang

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục