Ngày 19/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành văn bản số 476 về việc sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hạ du khi hồ chứa xả lũ.

 


Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin tuyên truyền về việc xả lũ hồ chứa đến các cấp chính quyền, người dân khu vực ven sông.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người, công trình, tài sản khu vực các hồ chứa xả lũ như công trình đang thi công, lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông, ven sông, phương tiện vận tải thủy, các bến đò, hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh, canh tác nông nghiệp trên bãi sông...

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng tuyên truyền quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng; hướng dẫn kỹ năng cho người dân để chủ động phòng tránh và ứng phó khi hồ xả lũ (neo đậu tàu thuyền, di chuyển máy móc, vật tư, hàng hóa, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp…).

Trước đó, Công ty Thủy điện Hòa Bình đã có Thông báo số 921 ngày 19/9 của về việc mở cửa xả đáy điều tiết hồ chứa thủy điện Hòa Bình vào 15 giờ ngày 19/9.

Để tiếp tục ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh miền núi, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu khi có mưa lớn để kịp thời cảnh báo, sơ tán người dân, đảm bảo an toàn...

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên theo dõi, đảm bảo an toàn hệ thống đê bao, bờ bao và chuẩn bị phương án xử lý sự cố giờ đầu; tổ chức tuần tra, phát hiện các sự cố sạt lở bờ sông, kênh rạch để cảnh báo, sơ tán người dân kịp thời.

Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo về Văn phòng thường trực Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

Theo Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Nam, tại Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến 17 giờ ngày 18/9, lũ đã gây thiệt hại 1.519 ha lúa (tăng 38 ha so với ngày 17/9).

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết lúc 22 giờ ngày 17/9, địa bàn 8 xã Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, Yên Na, Nga My, Xiêng My, Nhôn Mai và Tam Đình, huyện Tương Dương đã xảy ra mưa rất to, kèm theo lốc, gây lũ quét tại các xã Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Na.

Mưa lũ đã làm ảnh hưởng tới 52 ngôi nhà (1 nhà tốc mái, 13 nhà sạt lở taluy âm, 2 nhà ở xã Yên Tĩnh phải tháo dỡ, di dời nơi khác, 38 nhà bị ngập nước); 3 trường học bị ngập sâu thiệt hại đồ dùng phục vụ dạy và học (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú, Trung học Cơ sở xã Yên Tĩnh ngập sâu trên 3m.

Các Trường Tiểu học bản Pa Tý, xã Yên Tĩnh, Trường Tiểu học bản Yên Hưng, xã Yên Hòa bị ngập sâu trên 2m). Cầu tràn bản Xốp Cốc-Bản Tạt, xã Yên Thắng bị tắc do nước dâng cao.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ủy ban Nhân dânhuyện Tương Dương đã tổ chức các đoàn thăm hỏi, cứu trợ mỳ tôm, gạo kịp thời cho các hộ dân, học sinh, thầy cô bị thiệt hại do lũ ống, lũ quét.

Huyện huy động lực lượng, vật tư, phương tiện trên địa bàn dọn dẹp bùn đất tại các điểm trường, giúp đỡ nhân dân di dời nhà đến nơi an toàn; chỉ đạo lực lượng vũ trang, Ủy ban Nhân dânxã Yên Thắng bố trí lực lượng canh gác, không cho người qua lại tại các vị trí nguy hiểm, tổng hợp thiệt hại./.

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục