(HBĐT) - Sau 2 ngày (29 – 30/8) xảy ra mưa lớn trên diện rộng và sạt lở đất, đá tại xã Tân Minh (Đà Bắc), tuy không có thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản, hoa màu, nhà cửa của nhân dân và các công trình trên địa bàn xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) xã đã khẩn trương triển khai các phương án khắc phục hậu quả và xây dựng các biện pháp ứng phó thiên tai trong thời gian tiếp theo phòng khi có diễn biến thất thường của thời tiết.


Hàng nghìn khối đất đá từ trên đồi ụp xuống phía sau nhà ông Lường Văn Té và nhà ông Xa Văn Hòa, xóm Ênh, xã Tân Minh (Đà Bắc) khiến toàn bộ ao cá, đất sản xuất, chuồng trại, cây ăn quả của 2 gia đình bị vùi lấp và phá hủy. Ảnh chụp từ vị trí đồi trồng bưởi đã bị san bằng của gia đình ông Xa Văn Hòa nhìn xuống.

Xã có 32 hộ bị ảnh hưởng, trong đó, 27 nhà bị sạt đã cơ bản khắc phục được, 1 nhà đã di dời ngày 29/8, có 2 nhà hỏng bếp, 1 nhà bị tốc mái, 1 nhà đang xây bị đổ tường, 1 nhà hỏng mái do cột điện hạ thế đổ. Về sản xuất nông nghiệp, bị mất trắng hơn 5,2 ha lúa, 2,5 ha cây hoa màu, trên 6.000 m2 cây lâm nghiệp, 300 m2 cây ăn quả. Về các công trình đường giao thông, có 50 điểm sạt lở trên tuyến đường chính tỉnh lộ 433; có 11 điểm sạt trên đường liên xóm Mít đi xóm Diều Nọi; 25 điểm sạt taluy dương và 3 điểm sạt taluy âm dài 16m tại đường 433 đi xóm Diều Luông; 13 điểm sạt trên đường từ xóm Bống đi xóm Diều Bồ; 4/5 đường vào các khu sản xuất bị sạt lở, trong đó, 1 đường không khắc phục được; tổng khối lượng đất đá trên 17.000 m3. Về công trình thủy lợi và điện, bị lấp 1,280 m kênh mương; cuốn trôi 240 m đường ống nước sinh hoạt; vỡ 1 ao cá dài 50 m, có 19 ao bị sạt tràn cá ra ngoài, số cá bị mất khoảng 600 kg; 3 cột điện hạ thế đổ hoàn toàn và 1 cột điện hạ thế có nguy cơ đổ.

Đặc biệt, tại xóm Ênh, có 2 điểm sạt lở nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến 2 hộ dân thuộc 7 hộ trong diện nguy hiểm cần phải di dời. Chúng tôi có mặt ở khu vực đồi bị sạt lở phía sau nhà ông Lường Văn Té và nhà ông Xa Văn Hòa, sững sờ trước khung cảnh hoang tàn sau khi nguyên một góc đồi ụp xuống với hàng nghìn khối đất, đá phá hủy toàn bộ diện tích đất sản xuất của 2 hộ. Ông Lường Văn Té giãi bày: "Tôi sinh sống ở đây gần 30 năm, sau sự việc mưa lũ năm 2017, cứ nghĩ nơi mình ở an toàn cho đến khi đồi đất ụp xuống ngay sau nhà mình. Tôi nhớ lúc 16h chiều ngày 30/8, đất, đá trên đồi đã có dấu hiệu sạt xuống một ít, đến 23h cùng ngày, khi cả nhà 4 người đang ngủ, bỗng có tiếng động lớn như tiếng nổ phát ra từ phía đồi, sau đó vợ tôi hô hoán mọi người trong nhà chạy ra ngoài. Cả nhà tôi bàng hoàng trước cảnh tượng toàn bộ ao cá, đất sản xuất, chuồng trại, cây ăn quả của gia đình tôi và hộ ông Xa Văn Hòa bị vùi lấp, phá hủy hoàn toàn bằng lượng đất, đá khủng khiếp. Một góc mái nhà bếp cũng bị thổi bay. Mong các cấp chính quyền sớm hỗ trợ chúng tôi khắc phục hậu quả, ổn định lại sinh hoạt và sản xuất”.


Chuồng trại, nhà tiêu của gia đình ông Lường Văn Té bị đất, đá đè sập hoàn toàn


Ngầm suối Quán, xóm Yên, xã Tân Minh (Đà Bắc) bị mưa lũ tàn phá gây hư hỏng nghiêm trọng

Thực hiện phương châm "Bốn tại chỗ”, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN xã khẩn trương huy động mọi lực lượng tại chỗ khắc phục hậu quả. Khi ngớt mưa, xã tổ chức sửa chữa, khôi phục nhà cửa, vận chuyển đồ đạc giúp các hộ dân bị ảnh hưởng. Huy động người và phương tiện máy móc phát dọn, đào đường, di chuyển đất đá, đá để thông đường cho xe qua. Tập trung các hộ được thụ hưởng từ các tuyến mương, bai tập trung nạo vét, khơi thông, bắc ống dẫn nước thay thế để đảm bảo tưới tiêu. Phối hợp với ngành điện chống tạm thời các cột điện bị đổ gãy hoặc có nguy cơ đổ đảm bảo ổn định đường điện cho nhân dân sử dụng. Tiến hành đắp bờ đối với các diện tích ruộng bị sạt và vớt hết số rác bị trôi vào trong ruộng. Tuy nhiên, các phương án khắc phục mới chỉ mang tính chất giải quyết khó khăn tạm thời chứ chưa thể đảm bảo về lâu dài cho người dân.

Đồng chí Lò Văn Lại, Chủ tịch UBND xã Tân Minh cho biết: "Với những thiệt hại do mưa lũ gây ra, đề nghị chính quyền cấp trên nhanh chóng khảo sát, có phương án khắc phục và hỗ trợ nhân dân ổn định cuộc sống, sản xuất trong thời gian sớm nhất. Thời gian tới, xã tiếp tục chủ động phương châm "Bốn tại chỗ”, đặc biệt, tổ chức thực hiện sơ tán dân khi xảy ra thiên tai theo kế hoạch đã chuẩn bị. Phân công cán bộ trực 24/24h khi thời tiết diễn biến xấu và thông báo bằng nhiều hình thức cho nhân dân nắm bắt thông tin, chủ động phòng tránh. Đảm bảo cơ số thuốc để phục vụ việc sơ, cấp cứu người bị thương khi cần thiết cũng như lương thực, thực phẩm dự trữ. Các ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên cần tuyên truyền cho nhân dân không được chủ quan trước thời tiết tránh hậu quả đáng tiếc”.

Thanh Sơn


Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục