Nhân loại hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước (TNN), những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, sử dụng bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước bền vững

Công nhân Công ty cổ phần Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn. Ảnh: KHÁNH AN

Việt Nam được đánh giá là quốc gia thiếu nước, với tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830 tỷ m3 (vì theo chỉ tiêu đánh giá của Hội TNN quốc tế, quốc gia được coi là thiếu nước nếu chưa có đến 4.000 m3/người/năm. Việt Nam khoảng 3.370 m3/người/năm từ nguồn nước nội sinh), phân bố chủ yếu ở các lưu vực sông: Cửu Long, Hồng, Thái Bình, Ðồng Nai, chiếm gần 80% tổng lượng nước mặt của cả nước. Trong khi đó, hơn 60% số lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam và trữ lượng nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm... Theo Cục trưởng Quản lý TNN, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) Hoàng Văn Bẩy: Lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37%, còn lại là xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ, trong khi đó nhu cầu về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng. Ðiều đó đang đặt ra những thách thức to lớn về an ninh nguồn nước.

Trước thực trạng nêu trên, thời gian qua, công tác điều tra TNN mặt, nước ngầm ở Việt Nam được chú trọng, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN và MT phối hợp các bộ, ngành liên quan và các địa phương tập trung điều tra, đánh giá, tìm kiếm nguồn nước phục vụ chống hạn cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ TN và MT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sáu quy trình trên lưu vực các sông: Hồng, Mã, Sê San, Ba, Trà Khúc và Kôn - Hà Thanh. Tập trung kiểm soát, quản lý chặt chẽ quy trình vận hành, bảo đảm việc điều tiết khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thông minh các nguồn nước phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng cho sản xuất, giảm lũ và phát điện. Mặt khác kiên quyết xử lý các hành vi xả thải chưa đạt quy chuẩn vào môi trường, vi phạm trong việc vận hành giảm lũ cho hạ du, điều tiết nước trong mùa cạn, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ... Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh kinh tế hóa trong quản lý TNN, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNN, nâng cao mức đóng góp cho nền kinh tế, Bộ TN và MT đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác TNN, với số tiền hơn bảy nghìn tỷ đồng. Các địa phương đã phê duyệt cho gần 750 đơn vị, với số tiền phải thu là hơn 106 tỷ đồng...

Thứ trưởng TN và MT Lê Công Thành cho biết: Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, để bảo đảm việc sử dụng nước hiệu quả và bền vững, thời gian qua tại Việt Nam công tác điều tra TNN mặt, nước ngầm được chú trọng và tăng cường bằng việc tập trung tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt phục vụ chống hạn cho vùng cao, vùng khan hiếm nước, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðiển hình như năm 2018, ngành TNN đã công bố việc tìm thấy nước ngọt tại đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Hai lỗ khoan (BLV1 và BLV2) thành công tại huyện đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ với độ sâu 80 m, cho lưu lượng là 0,526l/s và 0,35l/s nước ngọt, tương đương với lưu lượng tổng cộng là 75 m3/ngày. Phát hiện này đã góp phần quan trọng trong việc mở ra hướng giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt cho nhân dân các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo của nước ta; đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tập trung đầu tư hệ thống quan trắc chất lượng nguồn nước, hệ thống giám sát các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước, hệ thống giám sát quy trình vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên các lưu vực sông để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cho các dòng sông…

Hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2019, có chủ đề "Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau", Bộ TN và MT, UBND các tỉnh, thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, sự cần thiết của TNN đối với cuộc sống của con người; bảo vệ nguồn TNN, khai thác, sử dụng TNN một cách tiết kiệm, hiệu quả... Tuy nhiên, để tăng cường quản lý, sử dụng bền vững TNN, bảo đảm an ninh nguồn nước ở nước ta, Bộ TN và MT tiếp tục tổ chức kiểm kê TNN quốc gia, đánh giá nhu cầu sử dụng nước, lập quy hoạch TNN quốc gia và các lưu vực sông, lưu vực sông liên tỉnh. Ứng dụng hệ thống thông tin, công nghệ tự động trực tuyến trong quan trắc, giám sát TNN và các hoạt động khai thác, sử dụng nước, giám sát việc vận hành của các hồ chứa theo quy trình liên hồ và việc xả dòng chảy tối thiểu.

Trong thời gian tới, Bộ TN và MT cũng sẽ tăng cường triển khai xây dựng, hoàn thiện các trạm quan trắc tài nguyên nước; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng. Tăng cường khả năng trữ nước thông qua các giải pháp phi công trình trong quản lý nguồn nước dựa vào xu thế tự nhiên trên cơ sở dự báo dài hạn về khí hậu, thủy văn, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ðồng thời, tiếp tục đôn đốc các địa phương hoàn thành danh mục nguồn nước và tổ chức cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước nhằm bảo đảm sự lưu thông dòng chảy, khả năng thoát lũ, phòng chống sạt lở lòng bờ, bãi sông, hướng tới xanh hóa các dòng sông. Ðẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án bảo đảm nước sạch và vệ sinh cho mọi người, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo, vùng khan hiếm nước…

 

                                                                               Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục