(HBĐT) - Sâu keo mùa thu (SKMT) là loài sâu hại mới, có khả năng di trú xa, lây lan nhanh, gây hại nặng tại các vùng bị xâm nhiễm. Trước đây, SKMT chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, vào vụ xuân năm nay, SKMT đã xuất hiện và gây hại cục bộ trên diện tích ngô xuân của một số tỉnh trong đó có Hòa Bình. Theo ghi nhận của Sở NN&PTNT, cao điểm nhất vào khoảng trung tuần tháng 4/2019, toàn tỉnh đã có khoảng 1.000 ha ngô bị nhiễm SKMT, 2 huyện có nhiều diện tích bị xâm nhiễm nhất là Tân Lạc và Mai Châu, còn lại phân bố rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố.


Đồng chí Chu Văn Trình, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) huyện Tân Lạc cho biết: Vào trung tuần tháng 4, đã có 275 ha ngô bị nhiễm SKMT trong tổng số khoảng 2.600 ha ngô toàn huyện. Diện tích bị xâm nhiễm chủ yếu đang trong giai đoạn 3-5 lá, tỷ lệ hại phổ biến 1-3%, cục bộ có nơi mật độ sâu lên đến 7-10 con/m2. Kịp thời nắm bắt sự xuất hiện của SKMT, Trạm TT&BVTV huyện đã phối hợp các lực lượng chuyên ngành thường xuyên bám sát địa bàn để đôn đốc, hướng dẫn nông dân. Cùng với các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, Trạm hướng dẫn bà con sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng để phun trừ ngay khi sâu đa số tuổi 1-3, giai đoạn ngô 3-6 lá. Nhờ chủ động phun thuốc theo nguyên tắc "4 đúng” nên đến nay, diện tích ngô bị nhiễm SKMT đã phục hồi, đang sinh trưởng tốt, kể cả diện tích trước đây bị nhiễm nặng. Đến ngày 8/5, trên địa bàn huyện còn khoảng 25 ha ngô bị nhiễm SKMT. Trạm TT&BVTV tiếp tục đôn đốc triển khai các biện pháp phòng trừ, đặc biệt chú ý vùng diện tích đã bị xâm nhiễm và các giống mẫn cảm như NK7328, NK6161, CP111...


Nông dân tổ 6, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) kiểm tra đồng ruộng, thu bắt sâu tuổi lớn, ngắt bỏ ổ trứng để tiêu hủy mầm bệnh, hạn chế sự gây hại của sâu keo mùa thu trên cây ngô giai đoạn 3-6 lá.

Theo Sở NN&PTNT, trung tuần tháng 4/2019 cũng là thời điểm SKMT xâm nhiễm và gây hại nhiều nhất trên diện tích ngô vụ xuân của tỉnh. Toàn tỉnh đã có khoảng 1.000 ha ngô bị nhiễm, trong đó diện tích nhiễm nặng là 139,5 ha. Tình hình này báo động nguy cơ SKMT sẽ lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng mạnh tới năng suất, sản lượng, chất lượng ngô vụ xuân. Đáng ghi nhận là các địa phương đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng trừ, từ đó kiểm soát được khả năng lây lan diện rộng và hạn chế mức độ gây hại của đối tượng sâu mới này.

Đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV xác nhận: Nhờ chủ động, tích cực triển khai công tác phòng trừ nên từ đầu tháng 5 đến nay, các địa phương đã cơ bản kiểm soát được khả năng lây lan, giảm đáng kể diện tích ngô bị xâm nhiễm và hạn chế mức độ ảnh hưởng của SKMT đối với năng suất, sản lượng, chất lượng cây ngô vụ xuân. Theo báo cáo nhanh của các địa phương, đến ngày 8/5, diện tích ngô bị nhiễm SKMT đã giảm đáng kể so với thời điểm trung tuần tháng 4/2019.

"Mặc dù đã tạm thời kiểm soát được mức độ lây lan và gây hại của SKMT, nhưng trong thời gian từ nay đến cuối vụ sản xuất, các địa phương cần tiếp tục chú trọng công tác phòng chống SKMT” - đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền nhấn mạnh. Bởi đây là đối tượng sâu hại mới, có khả năng xâm nhiễm khó lường, lại gối lứa liên tục, các lứa tiếp theo cũng có khả năng gây hại mạnh nên đòi hỏi các địa bàn cần sẵn sàng triển khai công tác phòng - chống, tiếp tục kiểm soát diễn biến của SKMT. Về nội dung này, ngày 7/5, Chi cục TT&BVTV đã giới thiệu "Quy trình kỹ thuật; phương pháp điều tra, chỉ đạo phòng trừ, thống kê diện tích nhiễm đối với SKMT” để các địa phương áp dụng. Trước đó, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn số 2827, ngày 24/4/2019, Sở NN&PTNT ban hành Công văn số 728, ngày 3/5/2019 về việc phòng, chống SKMT. Chi cục TT&BVTV khuyến cáo các địa phương nghiêm túc thực hiện theo các nội dung đã được hướng dẫn, đảm bảo tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng trừ SKMT, góp phần bảo toàn thành quả sản xuất ngô vụ xuân 2019.


Thu Trang


Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục