(HBĐT) - Trong những tháng cao điểm mùa hè, trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng cắt điện theo kế hoạch và mất điện sự cố. Theo lãnh đạo Công ty Điện lực Hòa Bình, chủ yếu các tình huống cắt điện là để sửa chữa và nâng công suất nhằm chống quá tải điện, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão.


Điện lực TP Hòa Bình cắt điện tại trạm biến áp cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh nhằm tăng cường đường dây chống quá tải điện mùa hè. 

6 tháng đầu năm, tổng số lần ngừng, giảm mức cung cấp điện trên địa bàn tỉnh là 464 lần, giảm 0,3% so với cùng kỳ với tổng thời gian mất điện 1.396,7 giờ, sản lượng điện năng bị cắt là 2.861.134 kWh (tăng 18%). Trong đó, số lần ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch là 238 lần, giảm 12% so với cùng kỳ với tổng thời gian mất điện 946,2 giờ, giảm 4% so với cùng kỳ, sản lượng điện năng bị cắt 2.073.656 kWh, tăng 17%. Số lần ngừng, giảm mức cung cấp điện do sự cố 226 lần, tăng 0,9% so với cùng kỳ với tổng thời gian mất điện 450,5 giờ (tăng 25% so với cùng kỳ), sản lượng điện năng bị cắt là 787.478 giờ, tăng 19%. Riêng các tháng 4, 5, 6, theo thống kê cụ thể: tháng 4 có 178 lần giảm mức cung cấp điện với tổng thời gian 582,7 giờ, sản lượng điện năng bị cắt 1.025.762 kWh. Tháng 5 có 238 lần giảm mức cung cấp điện, tăng 34% so với tháng 4. Tổng thời gian mất điện 576,9 giờ, giảm 1% và sản lượng điện năng bị cắt 856.824 kWh, giảm 40%. Tháng 6 có 279 lần giảm mức cung cấp điện với tổng thời gian mất điện 707,4 giờ, sản lượng điện bị cắt 1.647.764 kWh.

Cắt điện những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài trong các tháng 5, 6 là do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt của người dân tăng cao. Vấn đề cắt điện để sửa chữa, nâng công suất và chống tình trạng quá tải là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của mưa bão cấp thiết phải thực hiện tổng kiểm tra toàn bộ hành lang lưới điện, xử lý các điểm có nguy cơ, sự cố nhằm đảm bảo an toàn lưới điện, nâng cao chất lượng công trình điện. Cùng thời gian này, các Điện lực đã triển khai khắc phục tình trạng tiếp địa để đảm bảo thu sét, lắp đặt các chống sét cho đường dây, thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị trạm biến áp, phát hiện, xử lý kịp thời những hư hỏng, vệ sinh sứ bẩn để tránh phóng điện gây sự cố. Đặc biệt, các đơn vị quan tâm đến công tác lưới điện nông thôn, các đường dây mới tiếp nhận không đảm bảo vận hành an toàn lâu dài, bổ sung kịp thời tiếp địa cho các đoạn đường dây 0,4 kV không có tiếp địa lặp lại hoặc có nhưng đảm bảo đúng, đủ yêu cầu kỹ thuật. Theo dõi, quản lý chặt chế độ vận hành các máy biến áp. Trường hợp các máy biến áp quá tải được kiểm tra, theo dõi đúng quy định và có phương án vận hành hợp lý. Phương án giảm thiểu sự số, xử lý nhanh sự cố năm 2019 được triển khai trên toàn Công ty Điện lực kể từ tháng đầu của quý II.

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Công tác cấp điện mùa nắng nóng, mưa bão là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong thời gian này, đồng thời lường trước những nguy cơ, sự cố xảy ra, Công ty đã yêu cầu các Điện lực trực thuộc thực hiện nghiêm 2 phương án là: đảm bảo cấp điện mùa hè và cho cả năm 2019; phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019. Trong đó, phổ biến công tác đảm bảo cung cấp điện đến toàn bộ lực lượng trực vận hành, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, vật tư đáp ứng mọi tình huống khẩn cấp trên lưới điện. Tăng cường trực vận hành, kịp thời khắc phục những bất thường trong điều kiện thời tiết cực đoan, đảm bảo ổn định cấp điện cho phụ tải. Ngành điện cũng tính toán tỷ lệ % ảnh hưởng đến tiêu thụ điện năng do cắt điện có kế hoạch, do sự cố khi có thay đổi về phương thức kết dây so với phương thức cơ bản. Từ đó, đề ra các phương án kỹ thuật hạn chế đối với các phương thức kết dây có tiêu thụ điện năng cao, có nguy cơ quá tải các đường dây, máy biến áp 110 kV. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị chiếu sáng công cộng, trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn.  
 

Bùi Minh


Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục