Chủ động xây dựng phương án phòng tránh thiên tai

(HBĐT)- Đại tá Vũ Thành Nam, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng - Bộ CHQS tỉnh cho biết: Hàng năm, Bộ CHQS tỉnhchủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, Chi cục Thuỷ lợi, Hạt quản lý đê điều và các địa phương trong tỉnh khảo sát các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét trong mùa mưa bão; nghiên cứu, xác định cấu trúc địa chất vùng dân cư sinh sống nơi các triền núi, ven sông, suốiđểxây dựng phương án phòng, chống. Cùng với đó, Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS các huyện, thành phố hàng nămđều xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN)theo hướng dẫn của Bộ tham mưu Quân khu 3 sát với thực tế, có tính khả thi cao. Đồng thời, Bộ CHQS tỉnh cũng xây dựng kế hoạch, phương án giúp dân phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên taitrong mùa mưa bão; phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão.


Lực lượng vũ trang huyện Đà Bắc giúp nhân dân bị ảnh hưởng thiên tai đến nơi ở mới tại khu tái định cư Lau Bai, xã Vầy Nưa. 

Để nâng cao hiệu quả công tác PCTT&TKCN cũng như phát huy tối đa hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” trong PCTT, hàng năm, Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị hiệp đồng về công tác PCTT&TKCN với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác PCTT&TKCN. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác PCTT&TKCN. Chính từ các hội nghị rút kinh nghiệm, Bộ CHQS tỉnhđề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương lập phương án bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện ứng cứu tại các trọng điểm đê, kè, hồ, đập, nơi thường xuyên có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Nhờ vậy, đã kịp thời ứng phó, xử lý tình huống, không để bị động, bất ngờ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân do thiên tai, mưa lũ gây ra.

Hiệu quả từ sự chủ động

Theo đại tá Vũ Thành Nam,hiện nay bắt đầu bước vào mùa mưa bão, LLVT tỉnh đã quán triệt, thực hiện tốt công tác chuẩn bị theo phương châm "4 tại chỗ” trên tinh thần chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả. Trong đó, lấy phòng ngừa là chính đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng, chống thiên tai ở địa phương thời gian qua và sẽ được phát huy khi có các tình huống về thiên tai, bão lũ.

Điển hình như ở huyện Kỳ Sơn, từ thực hiện tốt công tác phòng ngừa, diễn tập xử lý PCTT&TKCN nên trong nhiều năm qua, LLVT huyện đã tham gia ứng phó, xử lý kịp thời, hiệu quả nhiều tình huống về thiên tai, bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân. Như tình huống về lũ bão, sạt lở đất ở xã vùng cao Độc Lập và các xãDân Hoà, Dân Hạ; tình huống về ngập lụt ở các xã vùng hạ lưu sông Đà khi Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình xả lũ. Hoặc ở huyện Lạc Thuỷ, hàng năm, Ban CHQS huyện đều tham mưu cho UBND huyện tổ chức các cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ các xã vùng ven sông Bôi chịu ảnh hưởng ngập lụt trong mùa mưa lũ. Qua đó, đem lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao tính chủ động, ứng phó kịp thời, chỉ đạo sâu sát theo tinh thần "4 tại chỗ” của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân. Chính từ tinh thần chủ động ứng phó với thiên tai, bão lũ, trong nhiều năm qua, huyện Lạc Thuỷ không có thiệt hại về người. Thiệt hại về tài sản, hoa màuđược hạn chế đến mức thấp nhất.

Theo thống kê, trong 5 năm qua (2014 - 2019), với vai trò là trưởng tiểu ban lực lượng, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên nắm chắc tình hình, tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị Quân đội kịp thời chỉ đạo xử lý các tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đã huy động được 6.513 lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng thường trực và dân quân tự vệ, 1.200 phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn; tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn thành công hàng trăm người bị nạn trong thiên tai, mưa lũ.

                                                                                                                     M.H


Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục