(HBĐT) - Chuyển đổi từ Đoạn quản lý Đường bộ I thuộc Sở GTVT thành công ty cổ phần hoạt động độc lập với ngân sách Nhà nước, sau 1 năm cổ phần hóa, Công ty CP xây dựng giao thông Hòa Bình đang có nhiều quyết tâm trên con đường phát triển mới.


Hiện nay, Công ty CP Xây dựng giao thông Hòa Bình đang quản lý 12 tuyến đường tỉnh thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình với tổng chiều dài 289 km (Ảnh: Trước mùa mưa năm nay, Công ty huy động nhân lực, vật lực để đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến đường tỉnh 433 đi qua huyện Đà Bắc). 

Ngày 8/5/2018, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty CP Xây dựng giao thông Hòa Bình diễn ra, đạt được sự thống nhất cao của các cổ đông về định hướng hoạt động, phát triển của công ty mới. Trước đó, quá trình cổ phần hóa đơn vị đạt kết quả đáng ghi nhận: phát hành 217.723 cổ phần, tổng thu trên 2.890 triệu đồng, trong đó, 94.423 cổ phần được chào bán đấu giá công khai, thu được trên 2.124 triệu đồng, còn lại 123.300 cổ phần được bán ưu đãi cho người lao động. Sau khi hoàn thành công tác bán cổ phần, công ty có 115 cổ đông nắm giữ 217.723 cổ phần. Các thủ tục tiếp theo được khẩn trương hoàn tất để tháng 5/2018 chính thức thành lập công ty, kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự với 3 phòng nghiệp vụ, 8 đơn vị trực thuộc, tổng số lao động là 127 người.

Ông Lê Tuấn Tuyến, Giám đốc Công ty cho biết: Quá trình cổ phần hóa của công ty đã thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn trong Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Thành lập trên cơ sở chuyển đổi, lĩnh vực hoạt động chính của công ty vẫn là quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa không thường xuyên và đảm bảo giao thông cầu, đường bộ; nhận thi công nâng cấp, cải tạo, làm mới các công trình trong lĩnh vực cầu, đường bộ, thủy lợi và xây dựng. Tuy nhiên, vì chuyển sang mô hình hoạt động mới, cả Hội đồng quản trị, các cổ đông lẫn người lao động đều chưa có nhiều kinh nghiệm nên những bước đi đầu tiên trên con đường phát triển mới rất khó khăn. 

Sau khi cổ phần hóa, Công ty CP Xây dựng giao thông Hòa Bình phải đối diện với nhiều thách thức trong năm đầu tiên hoạt động. Công ty đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đưa hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, quyết tâm đảm bảo đời sống cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Hiện nay, công ty nhận quản lý, vận hành nhiều tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: tuyến quốc lộ do Trung ương ủy thác gồm: quốc lộ 12B đoạn từ km30+300 - km94 dài 59,1 km; quốc lộ 70B đoạn từ km132+720 - km132+760 dài 10,04 km; quốc lộ 21 đoạn từ km52+900 - km95+00 dài 35 km. Cùng với đó, công ty quản lý 12 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 289 km. Đây hầu hết là các tuyến đường đi qua địa hình đèo dốc, núi cao, vực sâu, thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai mưa, lũ, bão hàng năm nên áp lực quản lý rất lớn. Đặc biệt, khi bước vào mùa mưa, công ty triển khai quyết liệt các phương án phòng, chống thiên tai nhằm đảm bảo giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý.

Sau khi kiện toàn, Ban chỉ huy PCTT của công ty thường xuyên chỉ đạo các Hạt trực thuộc xây dựng phương án đảm bảo giao thông cụ thể, sát với tình hình thực tế từng đoạn đường; đồng thời đôn đốc các đơn vị luôn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư dự phòng để kịp thời triển khai công tác ứng cứu khắc phục sự cố, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp có các máy móc, thiết bị phù hợp để sẵn sàng huy động khi cần thiết.

Nhờ có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, hiện nay, hệ thống cầu, đường giao thông do Công ty CP Xây dựng giao thông Hòa Bình quản lý đang được vận hành khá tốt, đáp ứng nhu cầu thông thương và phát triển của các địa phương.  


Thu Trang

Các tin khác


Cần sớm có giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng khu vực chợ Thái Bình

(HBĐT) - Đường An Dương Vương, đoạn khu vực chợ Thái Bình, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) thường xuyên ngập lụt, là nỗi ám ảnh của các hộ kinh doanh và người tham gia giao thông. Đây là khu vực "trũng” nhất trên tuyến đường, luôn diễn ra ngập lụt mỗi khi mưa lớn.

WHO: Cần thêm nhiều nghiên cứu về tác hại của hạt vi nhựa

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 22-8 công bố báo cáo cho biết, các hạt vi nhựa chứa trong nước uống gây ra nguy cơ thấp với sức khỏe con người ở các mức độ hiện tại, tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra được kết luận trấn an người tiêu dùng.

Tăng cường triển khai các nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1234/UBND-NNTN về triển khai các nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá hiệu quả "Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thịt dê đảm bảo ATTP năm 2019"

(HBĐT) - Ngày 22/8, Sở NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện "Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thịt dê đảm bảo ATTP năm 2019" tại HTX Nông nghiệp Hòa Bình, địa chỉ xã Long Sơn (Lương Sơn).

Chăn nuôi an toàn sinh học - giải pháp phòng, chống hiệu quả dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Trong khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) gây thiệt hại nhiều tỷ đồng đối với chăn nuôi lợn của tỉnh thì ở các trang trại chăn nuôi, DTLCP không xâm nhập được nhờ áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi ở các địa phương trong cả nước cũng đã chọn chăn nuôi an toàn sinh học để ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của DTLCP.

Huyện Lạc Thủy huy động trên 3.400 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2019 là 3.436,156 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục