Trong báo cáo đầu tiên về các mối nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến tiêu hóa, WHO cho hay, các nghiên cứu trong hơn một năm qua về các hạt nhựa phát hiện trong nước máy và nước đóng chai đã gây ra những quan ngại trong công chúng.
Hạt vi nhựa đi vào trong các nguồn nước chủ yếu qua dòng chảy và nước thải. Các bằng chứng cho thấy các hạt vi nhựa được tìm thấy trong một số nước đóng chai phần nhỏ là do quá trình đóng chai hoặc từ bao bì hay những chiếc nắp nhựa.
Nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như, điều gì xảy ra khi phụ gia hóa chất trong các hạt nhựa khi chúng đi vào đường tiêu hóa.
Theo báo cáo, phần lớn các hạt nhựa trong nước lớn hơn 150 mcm và được đào thải khỏi cơ thể, trong khi "các hạt nhỏ hơn có khả năng xuyên qua thành ruột và đến các mô khác”.
Chuyên gia kỹ thuật của WHO và là một trong những đồng tác giả của bản báo cáo, Jennifer De France cho hay, các quan ngại y tế tập trung vào những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 150 mcm.
Theo bà, những bằng chứng về các hạt nhựa có kích thước rất nhỏ còn rất hạn chế, do đó cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn về việc chúng được hấp thụ thế nào, phân tán ra sao và các tác động của chúng với cơ thể con người. Và cũng cần phải có nhiều hơn nghiên cứu về mối nguy cơ của việc hấp thụ những hạt vi nhựa qua môi trường sống của chúng ta, như trong nước uống, không khí và thực phẩm.
Chuyên gia nghiên cứu hạt vi nhựa Alice Horton đến từ Trung tâm Hải dương học Quốc gia Anh, viết trong bản báo cáo mới nhất của WHO rằng, mặc dù chưa có những dữ liệu có thể kết luận việc hấp thụ những hạt vi nhựa gây nguy hiểm với sức khỏe loài người, "song điều này không có nghĩa là chúng vô hại”.
Theo một nghiên cứu của Quỹ WWF hồi tháng sáu vừa qua, sự ô nhiễm rác thải nhựa đang lan rộng trong môi trường sống của chúng ta đến mức như mỗi người phải tiêu hóa 5gr rác thải nhựa mỗi tuần, tương đương với việc ăn một tấm thẻ tín dụng.
Nghiên cứu này nói rằng nguồn nhựa lớn nhất mà con người đưa vào cơ thể là nước uống, nhưng có một lớn khác là từ các loài nhuyễn thể.
Trong báo cáo, WHO khuyến cáo người tiêu dùng và các chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa để giảm việc sử dụng đồ nhựa nhằm bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, WHO cũng khuyến cáo người dân cần tập trung chú ý hơn vào việc loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong nước uống, là nguyên nhân của gần 500 nghìn ca tử vong do tiêu chảy mỗi năm.
Tại Mexico, một công ty khởi nghiệp đã lắp đặt "cây robot" sử dụng vi tảo để xử lý ô nhiễm không khí có hiệu suất bằng 368 cây thật.
(HBĐT) - Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện là chủ đề năm 2019 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Công ty Điện lực Hòa Bình đang tích cực thực hiện chủ đề vì mục tiêu đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.