(HBĐT) - Trong hơn 2 tháng nay, mực nước hồ Hoà Bình xuống thấp kỷ lục trong khoảng 30 năm trở lại đây. Nước cạn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành điện, việc tưới tiêu ở đồng bằng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến những người sống trên vùng lòng hồ sông Đà.
Nước cạn, người dân trên lòng hồ Hòa Bình, thuộc xã Bình Thanh (Cao Phong) đi lại thêm vất vả.
Chỉ vào mớn nước cách mặt nước hiện tại gần 30 m, ông Nguyễn Văn Nhất ở xóm Tháu, xã Thái Bình (TP Hoà Bình) cho hay: Tầm giờ này năm ngoái, nước còn ở mức đó. Đến tháng 3, tháng 4 dương lịch thì mực nước mới giảm. Đó là thời điểm cạn nhất. Nhưng năm nay, nước xuống thấp hơn so với năm ngoái khoảng gần 30 m. Kể từ ngày hoàn thành thuỷ điện Hoà Bình, chưa năm nào nước hồ xuống thấp như thế này. Nhà tôi nuôi 5 lồng cá trắm và cá lăng. Mọi năm kéo vó bè sản lượng cá tép cũng đủ cho cá lăng ăn. Năm nay nước cạn kiệt, cá cũng ít nên đánh cá tép không đủ. Để đủ thức ăn cho cá, tôi phải mua thêm cám. Nhà tôi nuôi ít cá lăng thì ảnh hưởng không nhiều. Nhà nào nuôi từ 5 lồng trở lên thì chi phí cho việc mua cám cho cá ăn thêm cũng tăng lên đáng kể. Ngoài việc ít cá tự nhiên, chi phí nuôi cá tăng thì nước hồ xuống thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, vận chuyển. Vào dịp này, nhà tôi đang thu hoạch đu đủ, chuối trên vườn sát lòng hồ. Nước cạn, việc đi lại xa hơn, đường dốc khó đi nên mỗi khi vận chuyển rất mất công. Dịp cuối năm là thời điểm vận chuyển hàng hoá Tết lên vùng lòng hồ. Mực nước xuống thấp, chi phí, công sức vận chuyển nguyên vật liệu cũng tăng lên. Anh Nguyễn Văn Chiến cũng ở xóm Tháu góp chuyện: Nghề của tôi chuyên đánh cá ngạnh trên sông. Không hiểu sao năm nay nước xuống quá thấp, cá ít, việc đánh bắt cũng gặp khó khăn. Mọi năm, hàng ngày, tôi đều đi nhấc lờ, lờ ít được vài cân, có lờ hàng chục cân. Nhưng năm nay cá ít thường xuyên phải về tay không nên 3-4 ngày tôi mới đi nhấc lờ.
Anh Đinh Văn Linh, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp nuôi trồng thủy sản xã Bình Thanh (Cao Phong) nuôi 20 lồng cá đen và cá trắm đen trên lòng hồ. Mỗi lồng chừng vài trăm con. Những năm trước, anh ăn nên làm ra nhờ nuôi cá. Anh tận dụng việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ để làm thức ăn cho cá. Nhưng năm nay, mực nước lòng hồ xuống sâu và sớm nên khó đánh bắt cá con. Do vậy, anh phải mua cám công nghiệp cho cá ăn, mỗi ngày tốn thêm trên dưới 700 nghìn đồng mua cám.
Không riêng anh Linh mà các hộ nuôi cá trong HTX cũng bị ảnh hưởng. Nguồn lợi thủy sản ở lòng hồ là thức ăn chính cho cá. Nay nước cạn, nguồn lợi thủy sản này không thể khai thác được, gia đình nào cũng phải bỏ tiền mua thức ăn cho cá. Cùng với việc thiếu thức ăn, nước cạn dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh trên cá ngày càng tăng. Nước ít, lượng ô xy trong nước thấp, ngưng đọng nhiều bùn bẩn gây bất lợi cho cá. Nếu mưa xuống, nước ở các suối chảy ra gây sục bùn. Do vậy, người nuôi cá thường xuyên phải di chuyển lồng ra lòng hồ phòng dịch bệnh.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ngày 8/1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác TN&MT năm 2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Thường vào dịp cuối năm, các công trình xây dựng đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành. Đồng thời nhiều gia đình tháo dỡ, sửa chữa, dọn dẹp nhà cửa để đón Tết. Do vậy, đây cũng là thời điểm tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt diễn ra phổ biến. Hiện nay, trên nhiều tuyến đường của TP Hòa Bình, trong đó có cả những tuyến đường lớn, lưu lượng phương tiện giao thông khá lớn nhưng đã xuất hiện những bãi rác gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị khiến người dân bức xúc. Dưới đây là hình ảnh những đống phế thải đổ trái phép trên một số tuyến đường của thành phố:
(HBĐT) - Ngày 7/1, Sở khoa học&Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Chị Phạm Hoài Thu, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) cho biết: Hội LHPN thị trấn có 2.117 hội viên, 78 tổ, 14 chi hội. Thực hiện cuộc vận động (CVĐ) "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt là góp phần cùng địa phương thực hiện xây dựng huyện thành đô thị loại IV. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo Hội LHPN huyện, thị trấn Lương Sơn xây dựng mô hình điểm "Khu dân cư kiểu mẫu”, "Gia đình kiểu mẫu” và "Đoạn đường hoa mẫu” gắn với thực hiện CVĐ "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” tại tiểu khu Liên Sơn.
(HBĐT) - Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Tuy nhiên, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các ban, ngành chức năng tỉnh, nhiều khó khăn, vướng mắc trong GPMB được tháo gỡ, nhiều dự án đã hoàn thành, mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn.
Ngày 5-1, tại xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Lễ chặn dòng đợt 2 cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Bản Mồng.