(HBĐT) - Thời điểm này, hầu hết diện tích lúa xuân toàn tỉnh đang trong giai đoạn phân hóa đòng, ôm đòng, một số diện tích bắt đầu trỗ. Chi cục TT&BVTV đã chỉ đạo Trạm TT&BVTV các huyện, thành phố cần nắm rõ cơ cấu giống, diện tích phân bố, chú ý phân loại các giống nhiễm; theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, khí hậu, đảm bảo dự tính, dự báo tình hình dịch hại sớm, giúp chủ động phòng trừ hiệu quả, hạn chế tối đa sự xuất hiện, gây hại của các đối tượng sâu bệnh dẫn đến bùng phát thành dịch.

 


Nông dân xã Tú Lý (Đà Bắc) thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, làm cỏ và theo dõi tình hình phát triển lúa xuân.

Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Phó trạm trưởng phụ trách Trạm TT&BVTV huyện Mai Châu cho biết: Qua kiểm tra đồng ruộng, các đối tượng sâu bệnh chủ yếu phát sinh gây hại trên lúa xuân chủ yếu là bọ xít đen, mật độ trung bình 8-10 con/ m2, cao 15-25 con/ m2; tổng diện tích nhiễm 14,5 ha, trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 10,5 ha, diện tích nhiễm trung bình 4 ha, rải rác tại các xã, thị trấn. Ruồi đục nõn xuất hiện và gây hại với tỷ lệ phổ biến 7-10% dảnh, cao 20-40% dảnh; tổng diện tích nhiễm 13,5 ha.
Trên địa bàn tỉnh, diễn biến thời tiết phức tạp, vùng núi cao nhiều sương mù, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho các đối tượng phát sinh, gây hại mạnh trên các trà lúa. Tại khu vực các huyện, thành phố như: Lạc Thủy, Lương Sơn, Yên Thủy, TP Hòa Bình, ruồi đục nõn cũng tăng dần về mật độ và diện tích phân bố trên các trà lúa, phổ biến 1- 2% số dảnh; cao 6-10 % số dảnh; có nơi cục bộ 20-30% số dảnh…

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện gây hại trên lúa. Diện tích nhiễm khoảng 50 ha và đang có xu hướng tăng nhanh, cá biệt có ruộng nặng gây lụi từng chòm (tập trung ở khu vực TP Hòa Bình, Lương Sơn, Tân Lạc). Ngoài ra, có trên 500 ha lúa bị chuột gây hại, sâu cuốn lá nhỏ, rầy, bệnh bạc lá cũng bắt đầu xuất hiện, gây hại ở một số ruộng. Trong thời điểm mẫn cảm của cây trồng, nếu không có giải pháp quản lý kịp thời, hiệu quả, sẽ có thể bùng phát thành dịch.

Thực hiện Chỉ thị số 2380, ngày 3/4/2020 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống sinh vật gây hại lúa đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, đảm bảo an ninh lương thực và góp phần đảm bảo thắng lợi sản xuất lúa, cây màu vụ xuân năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai quyết liệt phòng trừ sinh vật gây hại lúa, cây màu vụ xuân năm 2020.

Đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Chi cục phó Chi cục TT&BVTV cho biết: Trong thời gian tới, một số đối tượng gây hại chính trên lúa như bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục lây lan; đạo ôn cổ bông hại chủ yếu trên giống nhiễm trỗ từ nay đến cuối tháng 4. Rầy nâu, rầy lưng trắng hiện mật độ còn thấp, nhưng tăng nhanh khi rầy lứa 2, 3 rộ từ giữa tháng 4 trở đi. Bệnh khô vằn sẽ hại mạnh trên diện tích trà chính vụ, trà muộn. Ngoài ra, các địa phương cũng cần chú ý, phát hiện kịp thời sự xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… để hạn chế sự lây lan của bệnh đạo ôn lá. Chi cục chỉ đạo các địa phương cần giữ đủ nước đối với những ruộng đang bị bệnh, dừng bón phân đạm, chất kích thích sinh trưởng, hay phân bón lá có chứa đạm. Sử dụng các thuốc đặc trị như Fu-Army 40EC, Filia 525 SE, Trizole 400 SC, Bamy 75WP, Saipan 2SL… để xử lý các ổ bệnh ngay từ khi mới phát sinh. Những ruộng đã bị nhiễm đạo ôn lá, cần phun phòng đạo ôn cổ bông khi lúa bắt đầu trỗ, phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 - 7 ngày. 

Với diễn biến của đối tượng rầy nâu, rầy lưng trắng cần theo dõi chặt chẽ, điều tra, phát hiện sớm các ổ rầy. Phun trừ tập trung tại các ổ rầy, các ruộng nhiễm rầy, không phun tràn lan để tránh bùng phát rầy cuối vụ. Diện tích lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh, đứng cái, phân hóa đòng có thể sử dụng một trong các loại thuốc: Chess® 50WG; Virtako® 40WG; Amira 25WG… phun theo nồng độ, liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì. Không sử dụng những thuốc thuộc nhóm pyrethroit trên diện tích lúa còn non.

Trước tình hình nhiều đối tượng gây hại khác có nguy cơ phát sinh, gây hại mạnh trong thời gian tới, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo các địa phương cần chỉ đạo nông dân tăng cường chăm sóc, làm cỏ, bám sát đồng ruộng, kiểm tra thường xuyên diện tích lúa để phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh. Các cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ hệ thống bẫy đèn, dự báo chính xác đối tượng sâu hại, rầy di trú để có biện pháp xử lý hiệu quả. Tăng cường các biện pháp diệt trừ chuột gây hại.


 Thu Hằng

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục