(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hợp Đồng và Thượng Tiến. Xã nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thượng Tiến. Vì vậy, công tác bảo vệ, phát triển rừng (BV, PTR) được cấp ủy, chính quyền xác định là nhiệm vụ then chốt, cần thực hiện nghiêm túc. Từ khi sáp nhập đến nay, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ rừng.


Cán bộ xã Hợp Tiến (Kim Bôi) truyên truyền cho người dân phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Xã hiện có 6.332,93 ha đất lâm nghiệp, trong đó, đất rừng đặc dụng 4.310,26 ha, rừng phòng hộ 553,84 ha, rừng sản xuất 1.468,83 ha. Toàn xã có 9/10 xóm giáp ranh với rừng. Là địa phương có diện tích rừng lớn, địa bàn rộng, là xã mới sáp nhập, nên công tác BV, PTR gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, toàn bộ diện tích rừng của Hợp Tiến luôn được bảo vệ an toàn, không xảy ra cháy rừng, không có trường hợp nào vi phạm Luật Lâm nghiệp. Độ che phủ rừng đạt 85%. Xã đã trồng mới được 23 ha rừng, vượt 3 ha so với chỉ tiêu cả năm. Nhờ trồng rừng và phát triển kinh tế từ rừng, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều gia đình giàu có từ trồng rừng.

Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã. Đồng chí Bùi Thanh Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngay từ đầu năm 2020, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch BV, PTR. Dưới sự tham mưu của kiểm lâm địa bàn, chúng tôi đã xây dựng, triển khai phương án quản lý, bảo vệ rừng (BVR), gồm: bảo vệ 5.548 ha rừng của Khu BTTN Thượng Tiến thuộc địa bàn xã, phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương châm "4 tại chỗ”; thành lập, kiện toàn 4 tổ đội quần chúng BVR tại các xóm: Khú, Thượng Tiến, Vãng, Lươn. Đồng thời, xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm công tác BVR, PCCCR tại tất cả các xóm. Các trưởng xóm ký cam kết BVR với Chủ tịch UBND xã. Bên cạnh đó, xã lồng ghép tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, cách dọn thực bì, biện pháp BVR trong mùa nắng nóng tại các cuộc họp xóm; phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng xã để tuyên truyền theo từng chủ đề, dưới nhiều hình thức như phát trên loa phát thanh, sân khấu hóa… Vận động người dân ký cam kết BVR.

Không quản ngại khó khăn, các tổ đội quần chúng BVR thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn trường hợp khai thác tài nguyên rừng trái phép. Mỗi tổ đội quần chúng BVR có từ 10 - 15 người, tổ trưởng là trưởng xóm. Định kỳ mỗi tháng tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tổ chức tuần tra 2 - 3 lần, thường xuyên mở các đợt tuần tra đột xuất trên những tuyến rừng trọng điểm.

Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nằm trong vùng lõi của Khu BTTN Thượng Tiến, không khí trong lành. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân tận dụng khai thác nguồn lợi từ rừng như trồng rừng sản xuất, phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đặc biệt nếu khai thác tốt xã Hợp Tiến có thể phát triển du lịch. Con đường từ trung tâm xã vào xóm Khú giờ đã dễ đi, không còn ngập ghềnh như trước kia. Xóm Khú vẫn giữ được bản sắc văn hóa của người Mường, với những nếp nhà sàn nằm ẩn mình bên dãy núi, những ruộng bậc thang xanh mướt. Xóm nhỏ được che chở bởi cánh rừng xanh bạt ngàn, những cây cổ thụ cao lớn, đi sâu vào trong rừng là con suối nhỏ quanh năm chảy róc rách... Đã có nhiều đoàn khách tới trải nghiệm hành trình khám phá và cảm thấy thích thú.

Đồng chí Bùi Thanh Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về rừng, các cấp, ngành đã có chủ trương phát triển du lịch tại xóm Khú. Hiện nay, Hợp Tiến đang khôi phục và phát triển đặc sản địa phương; xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng, giữ gìn bản sắc văn hóa của người Mường để hướng tới làm du lịch. Đồng thời, phối hợp chặt với Ban quản lý Khu BTTN Thượng Tiến để làm tốt hơn công tác BVR. 

Thu Thủy

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục