Theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Trung Bộ từ đêm 9/11 đến sáng 10/11.Trong khi đó, cơn bão số 13 đã hình thành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ trong khoảng ngày 14-15/11.


Vị trí và đường đi của bão số 12. Ảnh: KTTV.

Theo ông  Trần Quang Năng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 9/11, áp thấp nhiệt đới trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành bão, là cơn bão số 12 trong năm 2020. 

Chiều 9/11, bão số 12 còn cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận khoảng 300 km về phía Đông. Các phân tích, dự báo hiện nay của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, bão số 12 di chuyển nhanh, tốc độ trung bình 15 - 20 km/h, có khả năng tăng lên cấp 9 trong tối và đêm 9/11. Từ đêm 9/11 đến sáng 10/11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Trung Bộ.

Ông Trần Quang Năng cảnh báo, ảnh hưởng của bão số 12 sẽ gây gió mạnh trên biển, khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7 - 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - 9, giật cấp 12, biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 5,0 - 7,0 m. Từ đêm 9/11, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - 9, giật cấp 12, biển động rất mạnh, sóng biển cao 4,0 - 6,0m.

"Từ đêm 9/11, trên đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9; vùng ven biển cấp 8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Ngãi, Ninh Thuận có gió giật cấp 6 – 7”, chuyên gia Trần Quang Năng cảnh báo.

Cùng với đó, cảnh báo sóng biển, thủy triều và nước dâng do bão, khu vực giữa và Bắc Biển Đông sóng cao 5 – 7 m; Ven biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 2 – 4 m, Bình Định đến Khánh Hòa 4 – 6 m. Ven biển Trung Bộ đang kỳ  triều thấp, nước dâng do bão nhỏ nên ít có khả năng gây ngập úng vùng ven bờ.


Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia).

Từ đêm 9/11 đến 12/11, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến phía Bắc Khánh Hòa có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200 – 400 mm, các tỉnh từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có những điểm mưa đặc biệt to trên 500 mm/đợt; Quảng Bình, phía Nam Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có lượng mưa phổ biến 100 – 200 mm. Trong đó mưa lớn ở khu vực từ Bình Định đến Khánh Hòa và Tây Nguyên tập trung từ đêm 9 đến đêm 10/11.

Cùng với đó, từ đêm 9 đến 12/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, bắc Tây Nguyên ở mức báo động 2 – báo động 3, có sông trên báo động 3; các sông ở Quảng Bình và khu vực nam Tây Nguyên ở mức báo động 1 – báo động 2, có sông trên báo động 2.


Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng, thấp, ven sông, khu đô thị các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên.

*Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cũng cảnh báo, chiều 9/11, áp thấp nhiệt đới ở vùng biển Đông Nam Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là VAMCO, sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo bão VAMCO sẽ mạnh lên nhanh trong 36 giờ tới với cường độ có thể đạt cấp 13 - 14, giật 16.

Dự báo cơn bão này sẽ đi vào Biển Đông trong khoảng ngày 12/11 và trở thành bão số 13 năm 2020. Đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, cường độ mạnh nhất trên Biển Đông có khả năng đạt cấp 13-14, giật cấp 16.

Dự báo bão số 13 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ trong khoảng ngày 14-15/11.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Quản lý chặt chẽ hệ thống đê điều trên địa bàn TP Hòa Bình

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 km đê các cấp thuộc các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy và TP Hòa Bình. Trong đó, riêng TP Hòa Bình có 3 tuyến đê cấp III dài 9,2 km, gồm: Tuyến đê Đà Giang dài 2,538 km, đê Quỳnh Lâm dài 4,427 km, đê Ngòi Dong dài 2,235 km. Những tuyến đê này nằm trên địa bàn các phường: Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Thịnh Lang, Dân Chủ và xã Sủ Ngòi. Ngoài ra, TP Hòa Bình có 2 tuyến đê cấp IV là đê Trung Minh dài 4,5 km nằm trong địa phận xã Trung Minh; đê Phú Cường dài 19,23 km trong địa phận các xã: Hợp Thành, Thịnh Minh.

HTX Môi trường Bình Minh Xanh: Góp sức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp

(HBĐT)- HTX Môi trường Bình Minh Xanh, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) là điển hình tiêu biểu của tỉnh trong hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường. Thành lập năm 2015, gồm 7 thành viên, những năm qua, HTX luôn đổi mới, sáng tạo trong hoạt động, góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp của địa phương. Hàng năm, doanh thu của HTX đạt hơn 3 tỷ đồng.

Tăng cường ứng phó với lũ quét, sạt lở đất

(HBĐT) - Ngày 30/10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) có văn bản số 139/BCH-VP về việc tăng cường ứng phó với lũ quét, sạt lở đất.

Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 1.995 công trình thủy lợi, gồm: 544 hồ chứa, 1.345 đập dâng, 80 trạm bơm, 26 trạm thủy luân. Tổng số kênh mương có 3.723 km, đến hết năm 2019 kiên cố hóa được 1.870 km. Hệ thống công trình thủy lợi hiện cấp nước tưới chủ động phục vụ sản xuất cho 53.000 ha, trong đó có 39.100 ha lúa, 12.700 ha màu, 2.300 ha cây ăn quả... Diện tích cây hàng năm được tưới chủ động đạt gần 46%.

Xã Xuân Thủy: Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

(HBĐT) - Với địa bàn trải rộng, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có chiều dài đường giao thông khoảng 17 km, nhiều khu vực bị chia cắt bởi sông Bôi và suối Chiềng. Theo thống kê, toàn xã có 7 ngầm tràn, 1 cầu treo đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân địa phương. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông mùa mưa bão.

Thúc đẩy thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

(HBĐT) - Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 được coi là bước tiến trong cải cách hành chính, tăng tính công khai, minh bạch và là khâu quan trọng trong xây dựng chính quyền điện tử. Những năm gần đây, tỉnh triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy việc áp dụng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục