(HBĐT) - Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có văn bản gửi UBND các huyện và TP Hòa Bình về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, giông, lốc, sét kèm theo mưa đá.

Vào thời điểm giao mùa, trên địa bàn tỉnh thường xuất hiện hiện tượng giông, lốc, gió xoáy, kèm theo mưa đá, sét gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Để đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai một số biện pháp phòng, tránh giông, lốc, sét, mưa đá sau đây:

- Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, thời tiết của các cơ quan chuyên môn, Đài PT-TH tỉnh, chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về diễn biến tình hình thời tiết tại địa phương, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng, trách phù hợp.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát nơi ở an toàn của người dân, nhất là những khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân và tổ chức khắc phục hậu quả được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tuyến thông tin cơ sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với lũ quét, sạt lở đất và giông, lốc, sét kèm theo mưa đá, như: gia cố, bảo vệ mái nhà dùng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói, mái tôn); xem xét thu hoạch sớm hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.

Tổ chức rà soát, bổ sung các phương án phòng tránh giông, lốc, sét và mưa đá phù hợp với đặc điểm từng địa phương, trong đó thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chằng chống, gia cố, tu sửa nhà cửa, công trình công cộng, công trình tạm, biển hiệu, biển quảng cáo, tổ chức chặt tỉa cành cây...

Nếu trên địa bàn xảy ra giông, lốc, mưa đá gây thiệt hại cần triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả; đánh giá thiệt hại kịp thời, hỗ trợ người dân sớm ổn định chỗ ở, sửa chữa nhà ở và phục hồi sản xuất.


H.N (TH)

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục