(HBĐT) - Ngày 31/8, UBND tỉnh ban hành Công điện số 11/CĐ-UBND về việc chủ động sẵn ứng phó với thiên tai. 


Thời gian qua, thiên tai, mưa lũ cực đoan đã xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, gây ra những thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Hiện nay, đang là thời kỳ cao điểm về bão, lũ. Theo nhận định của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, từ nay đến cuối năm có khoảng 7 - 9 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó 3 - 4 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại vùng núi khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong tháng 9, tháng 10, trong đó có tỉnh Hoà Bình.

Thực hiện Công điện số 1107/CĐ-TTg, ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sẵn sàng chủ động ứng phó với thiên tai. Để chủ động ứng phó thiên tai nhất là nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và mưa lũ lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của Nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại, nhất là trong trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Đài PT-TH tỉnh; Báo Hòa Bình; Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình; Giám đốc Công ty Điện lực Hoà Bình; Giám đốc Công ty Thuỷ điện Hoà Bình; Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 9; Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Hòa Bình; Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-UBND, ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT, TKCN); bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2021; Công văn số 1548/UBND-KTN, ngày 27/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

- Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức rà soát phương án ứng phó thiên tai theo từng loại hình thiên tai có thể xảy ra tại địa phương, chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai cụ thể trong bối cảnh phải phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhất là phương án di dời, sơ tán dân theo phương châm "bốn tại chỗ”, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ.

- Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để triển khai thực hiện công tác ứng phó thiên tai, tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, phù hợp khi có yêu cầu.

- Sở NN&PTNT, Sở Công Thương theo chức năng quản lý Nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện phù hợp với diễn biến mưa lũ có thể xảy ra; phối hợp với UBND các huyện, thành phố yêu cầu các chủ hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và hạ du cũng như khai thác hiệu quả tài nguyên nước.

- Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát, lực lượng, phương tiện, vật tư triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trong tình huống xảy ra mưa, lũ lớn kéo dài.

- Các Sở: NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và UBND các huyện, thành phố rà soát, xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời sự cố đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu và các công trình phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ.

- Sở Y tế phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án ứng phó thiên tai gắn với bảo đảm phòng chống dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh đối với công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương.

-  Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp với dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh để giảm thiểu thiệt hại.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra rà soát phương án ứng phó thiên tai cụ thể, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể tại địa phương nhất là phương án di dời, sơ tán dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp; chủ động rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố để đảm bảo an toàn; nhất là đối với các địa phương có đê cần chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, sẵn sàng triển khai các phương án hộ đê đã được phê duyệt; đảm bảo sẵn sàng lực lượng phương tiện trang thiết bị theo phương châm "bốn tại chỗ” để xử lý khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Chú trọng công tác chỉ đạo các chủ hồ chứa vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện tại địa phương, đảm bảo an toàn công trình và hạ du, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác chủ động phòng, chống thiên tai tại địa phương.

- Đài Khí tượng thuỷ văn Hoà Bình theo dõi sát tình hình, diễn biến của thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh; kịp thời đưa ra các bản tin cảnh báo, dự báo về thiên tai; đối với trường hợp thiên tai xảy ra liên tiếp, cấp độ rủi ro thiên tai lớn cần phối hợp với Đài PT-TH tỉnh biên soạn và phát tin các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai để các cấp ngành và nhân dân biết, chủ động ứng phó phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực (ĐT: 02189852309 hoặc 02183897650; email: thuyloihb@gmail.com), trước 15h00 hàng ngày (nếu có) và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

P.V (TH)

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Khẩn trương rà soát, xử lý các điểm nguy cơ cao về đá lăn, sạt lở đất

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lạc Sơn đang xuất hiện của một số điểm nguy cơ cao về đá lăn, sạt lở đất, gây lo lắng, bất an cho cuộc sống của một bộ phận người dân. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương đang tiếp tục rà soát và triển khai các phương án xử lý, chủ động trước những tình huống xấu có thể xảy ra.

60 học viên được tập huấn sử dụng cổng dịch vụ công và hệ thống phần mềm một cửa điện tử

(HBĐT) - Ngày 26/8, Sở TT&TT tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng cổng dịch vụ công và hệ thống phần mềm một cửa điện tử tỉnh Hoà Bình cho 60 học viên là lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của các phòng chuyên môn thuộc Sở LĐ-TB&XH và Sở Xây dựng được giao phụ trách thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

Tập huấn quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận na Lạc Thuỷ cho trên 30 hộ trồng na tiêu biểu

(HBĐT) - Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức tập huấn quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Na Lạc Thuỷ” cho trên 30 học viên là các hộ trồng na tiêu biểu trên địa bàn.

“Phụ nữ chung tay phục hồi hệ sinh thái" - không chỉ dừng lại ở cuộc thi

(HBĐT) - Cuộc thi "Phụ nữ chung tay phục hồi hệ sinh thái" do T.Ư Hội LHPN Việt Nam tổ chức, Hội LHPN tỉnh phát động theo hình thức trực tuyến trên các nền tảng số, mạng xã hội facebook, zalo đã nhận được nhiều ý tưởng, mô hình hay của đông đảo hội viên, phụ nữ trong tỉnh. Đã có 1 mô hình của tỉnh đạt giải nhì của cuộc thi. Tuy nhiên, ý nghĩa và sự lan tỏa của chủ đề đã và sẽ không chỉ dừng lại ở một cuộc thi.

Rãnh áp thấp gây mưa dông nhiều khu vực

Ngày và đêm 26/8, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục