(HBĐT) - Những ngày mưa lớn gần đây, là "phép thử" về năng lực hệ thống thoát nước của TP Hòa Bình còn nhiều bất cập, yếu kém. Nhiều khu vực ngập úng cục bộ, khi mưa lớn trở thành thành nỗi ám ảnh cho người và phương tiện qua lại, cũng như cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Hiện cần một giải pháp tổng thể, căn cơ lâu dài để giải quyết căn bản tình trạng ngập úng trên địa bàn TP Hòa Bình.

 


Đường An Dương Vương, khu vực chợ Thái Bình (TP Hòa Bình) thường xuyên ngập úng khi mưa lớn.

Đường An Dương Vương, khu vực chợ Thái Bình nhiều năm nay được biết đến là "điểm đen” ngập úng cục bộ. Đoạn đường này kéo dài hàng trăm mét, trũng, là rốn nước của tuyến đường An Dương Vương. Mỗi khi trời mưa lớn, toàn bộ lượng nước từ phía đồi cao chảy xuống, cộng với lượng nước từ cánh đồng Trùng tràn qua đường Lý Thường Kiệt dồn về đoạn đường khu vực chợ Thái Bình khiến tình trạng ngập thường xuyên diễn ra. 

Khu vực chợ Thái Bình có một vài cơ sở kinh doanh, nhà dân đã tôn cao lên cả mét, khi mưa lớn vẫn không tránh khỏi tình trạng ảnh hưởng của ngập úng. Anh Hợp, cửa hàng điện máy Phúc Hợp cho biết: Khu vực này có cửa hàng Hon Đa và cửa hàng điện máy Phúc Hợp là tôn lên cao nhất, khoảng 1 m so với mặt đường, nước ngập mấp mé sàn nhà, không lo lắm, nhưng lo nhất là các ô tô tải cố đi gây "sóng thần” đánh nước vào nhà. Đối với các phương tiện như ô tô con, xe máy, chỉ cần có xe tải đi quả là đổ ngã, hàng loạt xe chết máy. Cường độ mưa như những ngày trung tuần tháng 9 vừa rồi, tình trạng ngập úng kéo dài hàng trăm mét trên trục đường này, từ khu vực công ty đường bộ cũ đến ngã ba Chăm Mát đến gần dốc xuống chợ Thái Bình đường như dòng sông, như ao nước, giao thông bị tê liệt, đình trệ hoàn toàn. Cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Theo anh Hợp cho biết, nhằm khắc phục tình trạng ngập úng, một số đơn vị đã cho cải tạo hệ thống thoát nước, có nắp đậy cũng cải thiện phần nào, song do lượng nước đổ về quá lớn trên cả tuyến, tập trung khu vực chợ Thái Bình, UBND phường không thể thoát kịp, mặt khác, các nắp cống bị rác, đất, đá ken đặc cũng làm giảm tốc độ thoát nước, nên mỗi khi mưa lớn phải tới vài chục phút mới có thể di chuyển lại bình thường. Chị Bùi Thị Thúy, tổ 1, phường Thống Nhất (khu vực gần ngã ba đèn đỏ) cho biết: Tuyến đường có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Mỗi khi ngập, ô tô, xe máy cũng không thể di chuyển, nhiều xe ô tô cố gắng vượt qua nhưng bị chết máy, phải chờ nước rút và xe cứu hộ cẩu đi. Người dân ven đường chịu đựng quá nhiều vì tình trạng ngập úng, đồ đạc, bàn ghế ướt ráo, chẳng buôn bán gì được. Còn nắng lên lại luôn chịu cảnh bụi bặm xe chở đất chạy rầm rầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt. Vừa rồi thấy người đến đo đạc chắc là để cải tạo hệ thống thoát nước, bà con cũng hy vọng triển khai sớm.

Chủ tịch UBND phường Thái Bình Bùi Thế Dương cho biết: Chính quyền phường đã phối hợp lực lượng chức năng, định hướng người dân, tổ chức dọn dẹp môi trường, khơi thông cống thoát nước để cải thiện tình trạng ngập úng, rút nước nhanh khu vực chợ Thái Bình.

Dù mấy năm nay chính quyền thành phố có những biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng ngập úng, như đầu tư hệ thống thoát nước dọc tuyến đường, tổ chức khơi thông cống rãnh, nhưng thực tế vẫn còn nhiều điểm ngập úng. Như khu vực đầu đường Tây Tiến, những ngày mưa nước chảy vào một số hộ dân. Khu vực đường Trần Hưng Đạo, nhất là khu vực trường tiểu học, THCS Lý Tự Trọng khi mưa lớn, nước, đất bùn lênh láng tràn cả vào sân trường. Khu vực gần Tòa án nhân dân tỉnh, Trung tâm Chính trị TP Hòa Bình trên đường Thịnh Lang cũng thường xuyên ngập nặng, là "điểm đen" cho người, phương tiện khi qua lại… Thiết nghĩ, chính quyền thành phố cần có một giải pháp tổng thể giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng, đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

 P.V

Các tin khác


Tổng kết Dự án phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm theo VietGAP 

(HBĐT) - Ngày 24/9, tại thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm theo VietGAP.

Mưa lớn gây thiệt hại hoa màu và hạ tầng ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đến 15 giờ ngày 24/9, mưa lớn trên địa bàn huyện Đà Bắc đã khiến 13 ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó, 9 ha lúa thiệt hại nặng từ 30-50%, 4ha lúa thiệt hại dưới 30%. Bên cạnh đó, mưa lớn đã gây ảnh hưởng đến hạ tầng trên địa bàn.

Bảo vệ môi trường nông thôn, làng nghề

(HBĐT) - Môi trường nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng cần đặc biệt quan tâm, nhất là trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí về môi trường là một tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu cần thực hiện đạt khi việc ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc. 

Nâng cao chất lượng cung cấp điện và dịch vụ khách hàng

(HBĐT) - Để nâng cao chất lượng cung cấp điện và dịch vụ khách hàng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã, đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp với những hiệu quả thiết thực.

Huyện Cao Phong: Bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xác định môi trường, cảnh quan là yếu tố cốt lõi để phát triển nông thôn bền vững, huyện Cao Phong chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhằm kiểm soát, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm. Qua đó, hướng tới xây dựng những vùng quê đáng sống, xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu bền vững.

Thời tiết ngày 24/9: Bão số 6 suy yếu thành một vùng áp thấp, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6) ngày 24/9, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 150mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục